"Bom lốc xoáy" là gì?

Các trận bão tuyết không phải là điều bất thường, nhưng mức độ dữ dội và lượng tuyết rơi dày kỷ lục do những cơn bão này gây ra đã khiến các nhà khí tượng học phải đưa ra lời cảnh báo, đặc biệt là ở Mỹ, nơi xảy ra trận bão tuyết được gọi là “bom lốc xoáy”.

Khởi nguồn của “bom lốc xoáy” là không khí lạnh, khô tích tụ trên các thềm băng ở Bắc Cực. Sự vận động của các luồng không khí tại tầng bình lưu và cao hơn khiến khí lạnh từ Bắc Cực bị đẩy xuống phía Nam, tới Canada và Mỹ.

Khi dòng khí khô, lạnh đi xuống phía Nam vào khu vực ấm và ẩm hơn, sự tương tác giữa hai khối khí này tạo ra hình thái thời tiết cực đoan là “bom lốc xoáy”, một loại bão mạnh lên rất nhanh, có áp suất khí quyển giảm đột ngột trong vòng 24 giờ.


Một người đàn ông trùm chăn khi di chuyển ngoài đường giữa lúc tuyết rơi ở St Louis, Missouri (Mỹ). Ảnh: AP.

Bão có thể hình thành khi một khối không khí có áp suất thấp gặp một khối có áp suất cao. Không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, tạo ra gió.

Bom lốc xoáy xảy ra khi áp suất trong khối áp thấp giảm nhanh chóng - ít nhất 24 milibar trong 24 giờ. Điều đó khiến sự chênh lệch áp suất giữa hai khối không khí tăng nhanh chóng, khiến gió mạnh hơn.

John Moore, một nhà khí tượng học và phát ngôn viên của Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ, cho biết khu vực Great Leakes có các điều kiện để tạo ra bom lốc xoáy. Tại đây, không khí lạnh giá của Bắc Cực từ xoáy cực gặp không khí rất ấm áp ở phía đông.

Áp suất không khí giảm xuống ít nhất 962 millibar, trong khi ở những nơi khác, con số đó lên tới 1047 millibar. “Đó là một sự chênh lệch áp suất rất mạnh mẽ”, ông cho biết.

Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về các giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, có một giả thuyết đang được nhiều nhà khoa học ủng hộ là việc Bắc Cực nóng lên nhanh chóng đã phá vỡ các hình thái thời tiết.

Một số nhà khoa học cho biết hiện tượng ấm lên này đang gây ra sự gián đoạn trong xoáy cực, thông qua những thay đổi trong các luồng khí.


Sự hình thành của "bom lốc xoáy". Đồ họa: BBC. (Việt hóa: Bảo Châu).

Theo ông Moore, khi khu vực nơi hai khối không khí gặp nhau - được gọi là mặt trận Bắc Cực - di chuyển về phía bắc và phía đông, các điều kiện để phát sinh bom bão tuyết cũng sẽ tiếp tục di chuyển.

Tuy nhiên, khi không khí Bắc Cực lan rộng trên hầu hết đất nước, nó cuối cùng sẽ ấm lên, từ đó làm giảm chênh lệch áp suất. Bão sau đó cũng sẽ tan.

Mỹ "lạnh thấu xương", nhiều người thiệt mạng

Một "mùa đông khủng khiếp" bất ngờ bao trùm lấy nước Mỹ, tồi tệ hơn từ ngày 13/1 bởi một làn sóng bão Bắc Cực.

Cảnh báo bão băng ở bang Oregon, cảnh báo bão tuyết ở vùng đồng bằng phía Bắc cho đến cảnh báo gió lớn ở bang New Mexico.

Một loạt cái chết liên quan đến thời tiết lạnh cũng được báo cáo ở các bang California, Idaho, Illinois, Wiscosin.

Thống đốc bang Nebraska Jim Pillen đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì điều kiện thời tiết "rất nguy hiểm". Trong cả tuần, tuyết rơi dày tới 0,6 m ở một số khu vực và gió lạnh dưới 0 độ.

Khoảng 1.700 dặm đường cao tốc ở Nebraska đã bị đóng cửa và cảnh sát phải hỗ trợ hơn 400 người lái xe bị mắc kẹt.

Bão Bắc Cực cũng là nguyên nhân sâu xa của 86 vụ va chạm và 535 cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ từ các tài xế ở bang Iowa kể từ ngày 12-1.

Nhiều nơi ở bang Montana đang vật lộn với nhiệt độ khủng khiếp là -34 độ C, miền Bắc Kansas được dự báo sẽ đạt nhiệt độ thấp tương tự, trong khi Nam - Bắc Dakota sẽ có thể xuống tới -46 độ C.

Tại TP St. Louis của bang Missouri, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo về đợt lạnh "hiếm gặp và đe dọa tính mạng".

Cập nhật: 15/01/2024 Zing/Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video