Bức xạ khi bay lên sao Hỏa lấy đi 2 năm rưỡi tuổi thọ phi hành gia

Mỗi chuyến bay kéo dài hai năm lên sao Hỏa sẽ lấy đi 2,5 năm tuổi thọ mỗi thành viên phi hành đoàn do tiếp xúc trực tiếp với bức xạ trong hành trình bay.


Chuyến bay dài lên sao Hỏa khiến tuổi thọ trung bình của phi hành gia giảm đi 2,5 năm.

Đó là thông tin được tiết lộ trong báo cáo tham luận tại hội thảo "Hàng không vũ trụ và Y học môi trường" được tổ chức tại Moskva.

Báo cáo này cũng cho biết, cho đến nay, nhiều tính toán đã được thực hiện về tổng rủi ro phóng xạ trong toàn bộ cuộc đời của phi hành gia sau các chuyến bay dài lên sao Hỏa kéo dài tới 3 năm trong suốt thời kỳ mặt trời hoạt động nhiều nhất với các lớp bảo vệ có độ dày khác nhau khỏi bức xạ nhôm.

Khi thực hiện các tính toán cho tàu vũ trụ dạng hình cầu đơn giản và mô hình cơ thể người được tiêu chuẩn hóa bên trong con tàu, đồng thời xem xét trường hợp phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo sao Hỏa bằng động cơ phản lực lỏng và hệ thống đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân, người ta phát hiện ra rằng, đối với nhiệm vụ bay 2 năm lên sao Hỏa và quay trở về, tổng rủi ro nhiễm phóng xạ trong suốt cuộc đời của các phi hành gia, bất kể tuổi tác, với mức chắn bức xạ ion 20g/cm2, sẽ là 7,5%, và tuổi thọ trung bình bị giảm đi 2,5 năm.

Cập nhật: 17/12/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video