Bước đột phá trong chữa trị bệnh sốt xuất huyết

Mạng tin Nine News ngày 26/8 cho biết, các nhà khoa học Australia đang tỏ ra hết sức lạc quan khi phát triển cách thức chữa trị mới cho phép cắt giảm hoàn toàn việc lây lan bệnh sốt xuất huyết ở người.

Đầu năm nay, các nhà khoa học thuộc dự án Chữa trị bệnh sốt xuất huyết đã công bố danh sách hàng ngàn con muỗi được chăm sóc đặc biệt trong phòng thí nghiệm tại ngoại ô thành phố Cairns là Yorkeys Knob và Gordonvale.


Giáo sư Scott O'Neill thả những con muỗi mang Wolbachia đầu tiên ra môi trường tại Queensland, Australia vào tháng Một năm nay. (Nguồn: news.sciencemag.org)

Những con muỗi này được chăm sóc trong phòng thí nghiệm và đã từng bị nhiễm Wolbachia một cách tự nhiên, đây là một loại chất mang vi khuẩn được cho là có thể ngăn cản muỗi truyền bệnh dịch sốt xuất huyết, cũng như làm giảm thời gian sống của con người.

Kết quả cho thấy 100% những con muỗi mang virus sốt xuất huyết sống tại Yorkeys Knob và khoảng 90% tại khu vực Gordonvale đều có mang Wolbachia. Đây có thể được coi là bước đột phá nhằm tìm ra cách thức ngăn chặn hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này.

Giáo sư Scott O'Neill thuộc trường Đại học Monash, Melbourne cho biết, các nhà khoa học hy vọng có thể tiến hành thực nghiệm tại nước ngoài, trong đó các nước được quan tâm bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Brazil và Indonesia.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video