Bước tiến mới của công nghệ sinh học VN

Hơn 100.000 sản phẩm mới thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học (KC.04), giai đoạn 2001-2005, đã được chuyển giao cho sản xuất. Kết quả trên được công bố tại Hội nghị tổng kết chương trình diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội.

Triển lãm các thành tựu thuộc Chương trình KC.04 giai đoạn 2001-2005. (Ảnh Minh Sơn)

Một trong những đề tài tiêu biểu là điều chế thành công Cefotaxim natri, kháng sinh thế hệ thứ ba để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hiện nay.

Loại kháng sinh mới này đạt tiêu chuẩn quốc tế, lần đầu tiên được Tổng công ty dược điều chế tại Việt Nam, từ nguồn vi sinh vật trong nước.

Một đề tài khác là phân lập và tuyển chọn nhiều chủng vi sinh vật bản địa có khả năng phân huỷ mạnh các chất thải quốc phòng đặc chủng, khó phân huỷ như thuốc nổ TNT, thuốc phóng nitroglyxerin... Điều đặc biệt là các nhà khoa học thuộc đề tài KC.04-10 này đã chế tạo được 5 chế phẩm vi sinh có hiệu lực phân huỷ mạnh chất thời trong thời gian ngắn.

Những đề tài trên nằm trong 34 đề tài và 13 dự án thử nghiệm nhằm xây dựng tiềm lực công nghệ sinh học (CNSH), áp dụng CNSH hiện đại phục vụ phát triển nông nghiệp, y tế và xây dựng nền công nghiệp sinh học của VN, giai đoạn 2001-2005. Được biết đã có 22 sáng chế, giải pháp hữu ích từ Chương trình KC.04 được đăng ký, bảo hộ.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch thuộc Ban chủ nhiệm Chương trình, chương trình KC.04 giai đoạn 1001-2005 đã có sự chuyển biến theo hướng công nghệ sinh học hiện đại, lấy công nghệ gien làm nòng cốt. Tỷ lệ các đề tài có sử dụng phương pháp sinh học phân tử chiếm 53,19%. Sự chuyển biến này rất quan trọng, cho phép công nghệ sinh học VN cập nhật với công nghệ sinh học hiện đại của thế giới.

GS.TSKH Trần Duy Quý, Chủ nhiệm Chương trình, cho biết Chương trình KC.04 đã theo sát mọi biến chuyển của xã hội. Các nhiệm vụ hàng năm của Chương trình đều mang tính thời sự, giải quyết được các vấn đề bức xúc của xã hội trong thời điểm hiện tại như dịch lở mồm long móng, sốt xuất huyết, bệnh viêm đường hô hấp cấp, xác định danh tính các hài cốt liệt sỹ...

Tuy nhiên, GS Quý thừa nhận còn một số tồn tại mà Chương trình KC.04 cần khắp phục trong giai đoạn tới. Đó là chưa có những đề tài tầm cỡ mang tính đột phá về KHCN hoặc sản phẩm phục vụ cho nông lâm nghiệm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Sự liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và nhà khoa học còn lỏng lẻo, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải quyết những đề tài, dự án có tính liên ngành cao. Cần đưa nhiều kết quả hơn nữa vào ứng dụng trong các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước.

Minh Sơn

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video