Bước tiến mới trong tụy tạng nhân tạo

Thành công của ca thử nghiệm tụy tạng nhân tạo hứa hẹn sẽ giải phóng bệnh nhân tiểu đường khỏi nhu cầu phải thường xuyên kiểm tra hàm lượng đường glucose trong máu.

Lần đầu tiên, tụy tạng nhân tạo đã vượt qua cuộc thử nghiệm tại gia một cách thành công.

Thiết bị này nhằm kiểm soát hàm lượng đường glucose trong máu và sử dụng kết nối dữ liệu hồng ngoại để truyền thông tin đến máy bơm insulin được gắn vào cơ thể bệnh nhân, từ đó điều chỉnh lượng insulin theo nhu cầu của cơ thể.


Tụy tạng nhân tạo có thể giải phóng bệnh nhân tiểu đường dạng 1 khỏi việc thử đường huyết thường xuyên - (Ảnh: PTI)

Trước đây, nó đã được thí nghiệm trong bệnh viện, nhưng trong một diễn biến đầy hứa hẹn, 5 bệnh nhân tại Anh bị tiểu đường dạng 1 đã sử dụng thành công ở nhà.

Với tụy tạng nhân tạo do Đại học Cambridge (Anh) chế tạo, hàng ngàn bệnh nhân sẽ tránh khỏi viễn cảnh đoạn chi, suy thận, hỏng mắt, đột quỵ và chết sớm do biến chứng từ tiểu đường tuýp 1.

Đến cuối năm nay, sẽ có thêm 24 người tham gia thử nghiệm tại nhà.

Theo tờ Independent, họ sẽ dùng tụy tạng nhân tạo vào ban đêm trong vòng 4 tuần, trong khi theo đuổi liệu pháp thông thường trong 4 tuần nữa.

Dự kiến sẽ mất thêm vài năm trước khi tụy tạng nhân tạo sẵn sàng được tung ra thị trường.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video