Bướm và chuồn chuồn sáng màu phát triển mạnh do Châu Âu ấm

(khoahoc.tv) - Những con bướm và chuồn chuồn có màu sắc sáng hơn đang cạnh tranh tốt hơn với những con khác khi đối mặt với biến đổi khí hậu.

Trong một nghiên cứu mới được trình bày trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học từ trường Đại học Imperial College London, trường Đại học Marburg Philipps – và trường Đại học Copenhagen đã chứng minh rằng khi khí hậu ấm trên khu vực Châu Âu, các quần thể bướm và chuồn chuồn có nhiều loài màu sáng hơn. Các loài có màu sậm hơn đang rút lui hướng về phía Bắc tới các khu vực mát mẻ hơn, thì những loài có màu sáng hơn cũng di chuyển phạm vi địa lý của chúng về phía Bắc khi Châu Âu ấm dần lên.

Một vài loài chuồn chuồn Địa trung hải đã mở rộng phạm vi phía bắc của chúng và đã nhập cư vào Đức, ví dụ như chuồn chuồn voi Southern Migrant Hawker (Aeshna affinis), chuồn chuồn ớt Scarlet Darter (Crocothemis erythraea) và chuồn chuồn kim Dainty Damselfly (Coenagrion scitulum). Năm 2010, Dainty Damselfly cũng được quan sát thấy tại Anh lần đầu tiên trong hơn 50 năm. Các loài bướm phát triển mạnh ở khí hậu ấm áp, giống như loài Southern Small White (Pieris mannii), đã bị phân tán đến Đức trong suốt 10 năm trước và hiện nay vẫn tiếp tục chuyển hướng hướng về phía Bắc của chúng.

Như đối với thằn lằn và rắn, màu sắc của cơ thể côn trùng đóng vai trò quan trọng tới lượng năng lượng mà chúng hấp thụ từ mặt trời, và là yếu tố quyết định thúc đẩy chuyến đi của chúng cũng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.


Một con bướm sáng màu đang đậu trên bông hoa oải hương

Những côn trùng tối màu có thể hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn những con màu sáng, nhằm mục đích tăng nhiệt độ cơ thể, và có nhiều khả năng được tìm thấy trong khí hậu mát hơn. Ngược lại, những côn trùng tại nơi khí hậu nóng hơn cần phải  bảo vệ cơ thể chúng chống lại tình trạng quá nhiệt (quá nóng). Côn trùng màu sáng có nhiều khả năng được tìm thấy trong khí hậu nóng hơn vì chúng có thể phản chiếu lại ánh sáng nhằm nhăn chặn tình trạng cơ thể bị nóng quá mức và nhờ vậy có thể hoạt động trong thời gian dài hơn.

Carsten Rahbek, đến từ Khoa Khoa học sự sống tại trường Imperial College London nói: “Đối với hai nhóm côn trùng chính này, chúng ta đã chứng minh một mối liên kết trực tiếp giữa biến đổi khí hậu và màu sắc côn trùng, điều này tác động tới sự phân bố về địa lý của chúng”.

“Giờ đây chúng ta biết rằng những con bướm và những con chuồn chuồn có màu sáng hơn đang sống tốt hơn trong một thế giới ấm hơn, chúng ta cũng đã chứng minh rằng các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên nơi mà các loài sinh sống không phải là điều gì đó của tương lai, mà tự nhiên cùng các hệ sinh thái của nó đang thay đổi khi chúng ta nói”, giáo sư Rahbek, cũng là Giám đốc của Trung tâm Macroecology, Tiến hóa và Khí hậu tại trường Đại học Copenhagen nói. Để xác định xem liệu màu sắc sáng có tương quan với nhiệt độ hay không, các nhà khoa học đã kết hợp phân tích hình ảnh kỹ thuật số, công nghệ quét và đánh giá mức màu sắc cánh và màu sắc cơ thể loài bướm và loài chuồn chuồn, với các dữ liệu bản đồ về sự phân bố của các loài này tại Châu Âu.

Họ đã quan sát 366 loài bướm và 107 loài chuồn chuồn trên khắp Châu Âu, và đã cho thấy một xu hướng rõ ràng, đó là các côn trùng màu sáng thống trị miền Nam châu Âu ấm hơn và côn trùng màu tối thống trị miền Bắc mát hơn.

Để kiểm tra xem liệu khí hậu ấm hơn có gây ra bất kỳ sự thay đổi nào, họ đã quan sát các biến đổi về sự phân bố các loài kéo dài trong thời kỳ 18 năm từ năm 1988 đến năm 2006. Các kết quả cho thấy trung bình các côn trùng đang có màu sắc sáng dần lên, và những côn trùng có màu tối hơn chuyển hướng di chuyển về phía các khu vực mát mẻ hơn tại biên giới phía Tây của Châu Âu, dãy Alps và vùng Balkans.

Trước đó nghiên cứu đã cho thấy biến đổi khí hậu đang có một tác động lên sự phân bố loài, trong khi đó nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng về một mối liên kết trực tiếp và khẳng định biến đổi khí hậu có thể gây tác động tới các kiểu đa dạng sinh học.

Tác giả chính của nghiên cứu, Dirk Zeuss đến từ trường đại học Marburg – Phillipps tại Đức nói: “Khi nghiên cứu đa dạng sinh học, chúng ta thiếu các quy luật chung về việc tại sao một loài nào đó xuất hiện tại một khu vực nào đó. Nghiên cứu này cho thấy các loài bướm và chuồn chuồn trên khu vực Châu Âu đang được phân bố theo khả năng điều chỉnh nhiệt độ của chúng thông qua sự đa dạng về màu sắc. Cho đến nay chúng ta mới chỉ nhìn thấy các biến đổi lớn ở các loài động vật là côn trùng trong thời kỳ 20 năm qua. Giờ thì chúng ta có một ý tưởng về nguyên nhân mạnh mẽ đã gây ra những biến đổi đó”.

Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video