Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của bưu chính điện tử. Trong thực tế, như đã phân tích ở các chương trước, con số hơn 40 ngàn nhân viên bưu chính với phần trăm rất nhỏ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong bưu chính. Bưu chính Việt Nam cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể đối với các nhóm tham gia trực tiếp vào TMĐT để có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong công việc trước mắt và lâu dài.
c. Giải pháp về nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của bưu chính điện tử. Trong thực tế, như đã phân tích ở các chương trước, con số hơn 40 ngàn nhân viên bưu chính với phần trăm rất nhỏ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong bưu chính. Bưu chính Việt Nam cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể đối với các nhóm tham gia trực tiếp vào TMĐT để có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong công việc trước mắt và lâu dài:
Với nhà quản lý: Xây dựng và bổ nhiệm chức danh CIO/CSO (Chief Information Officer and Chief Security Officer - Nhà quản trị thông tin/ Nhà quản trị an toàn thông tin) cho bưu chính để điều hành và khai thác mạng, có khả năng thực hiện tốt các giao dịch trên mạng. Với các nhà quản lý khác, hiểu và đánh giá được vai trò của thương mại điện tử trong thời gian tới là việc làm cần thiết trước mắt, tiếp nữa là có tầm nhìn chiến lược và xây dựng được hướng đi đúng để đưa bưu chính vào nền kinh tế tri thức.
Chuyên gia: Có thể nói việc tìm kiếm những ứng cử viên cho vị trí này cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi một chuyên gia hiểu biết sâu sắc một lĩnh vực cụ thể đồng thời sẽ chuyển loại hình kinh doanh thương mại truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử. Việc đào tạo tại chỗ (thực tế cơ sở và tác nghiệp tại chỗ) hoặc đào tạo ngắn hạn về một lĩnh vực bưu chính cho họ là thích hợp. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia công nghệ thông tin với các chuyên gia bưu chính.
Nhân viên tác nghiệp: Rất đa dạng, bao gồm từ nhân viên kinh doanh, những người sẽ trực tiếp nghiên cứu và triển khai việc bán gì trên mạng với giá cả nào, bán cho ai và chăm sóc khách hàng như thế nào… đến đội ngũ cán bộ doanh thác làm việc trực tiếp ở các trung tâm bưu chính và giao dịch với những công việc liên quan đến từng phần của hệ thống. Thực tế đội ngũ này khá đông đảo nhưng trình độ chung chưa cao, nên việc đào tạo mới, đào tạo lại những kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin và thương mại điện tử là rất khó khăn, nhất là các đơn vị vùng xa, vùng sâu. Các nhà quản trị nhân sự cũng nên lưu ý vấn đề này ngay từ khâu tuyển dụng mới để đáp ứng nhu cầu phát triển sau này. Áp dụng các chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
Khách hàng: Không thuộc nhân sự của Bưu chính Việt Nam nhưng lại chính là người trực tiếp sử dụng, quyết định sự thành bại của dịch vụ. Giới thiệu dịch vụ đến khách hàng, cho họ thấy những ưu việt và tiện dụng của công nghệ, hướng dẫn họ sử dụng là việc làm cần thiết của Bưu chính Việt Nam. Ngoài ra, cần quan tâm đến khách hàng thông qua việc thiết kế giao diện của website dễ hiểu, dễ truy cập, dễ tìm kiếm, thông tin đầy đủ, hữu ích, chăm sóc khách hàng trực tuyến, gây dựng niềm tin bằng một hệ thống thông tin an toàn, bảo mật, toàn diện.
d. Triển khai hạ tầng thanh toán trên cơ sở dịch vụ bưu chính
Nhiều doanh nghiệp đã có website giới thiệu sản phẩm trên mạng, chỉ còn vướng mắc ở khâu thanh toán. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, Bưu chính Việt Nam có thể hoàn chỉnh hệ thống kinh doanh trực tuyến bằng một số giải pháp như thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán qua VDC-OPG (Hệ thống thanh toán phối hợp giữa VDC và Ngân hàng Cổ Phần Thương Mại Á Châu - ACB) và đặc biệt là việc sử dụng các dịch vụ tài chính của Bưu chính Việt nam như cấp tài khoản cho khách hàng có sổ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ tài khoản cá nhân bưu chính.v.v…, hoặc sử dụng dịch vụ phát hàng thu tiền (COD) để thu tiền mặt trực tiếp từ khách hàng.
e. Quảng bá website và các sản phẩm, dịch vụ của Bưu chính Việt Nam
Tiếp thị và quảng bá website là một việc làm rất quan trọng quyết định lượng người vào xem website của doanh nghiệp. Cũng như một siêu thị, nếu lượng người vào xem càng nhiều thì khả năng bán được hàng càng cao. Do đó, marketing trực tuyến có nhiệm vụ: thông báo sự hiện diện của doanh nghiệp, thu hút và giữ chân người xem.
Việc Bưu chính Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh bưu chính điện tử cũng giống như việc tung ra một dòng sản phẩm, dịch vụ mới. Bưu chính Việt Nam cần chủ động quảng bá trang web bưu chính điện tử đến công chúng - những khách hàng tiềm năng của mình. Cũng giống như việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ trong thương mại truyền thống, Bưu chính Việt Nam có thể quảng cáo website của mình thông qua các hình thức quảng cáo truyền thống. Nếu khách hàng quan tâm đến những thông tin của doanh nghiệp, họ sẽ đánh dấu địa chỉ và truy cập vào lần sau. Những biện pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng để quảng cáo cho website của mình là:
- Công bố và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, radio, báo chí) về website của doanh nghiệp.
- Quảng cáo website trên các phương tiện thông tin ở địa phương.
- In địa chỉ website trong cuốn những trang vàng địa chỉ Internet.
- In địa chỉ web, E-mail cũng những hình ảnh quảng cáo về dịch vụ được triển khai kinh doanh trên mạng trên các đồ văn phòng phẩm, các bao bì thư hoặc bưu kiện và các cardvisit của Bưu chính Việt Nam.
- Gửi thư quảng cáo, tờ rơi và các ấn phẩm quảng cáo khác về website và các dịch vụ được triển khai kinh doanh trực tuyến đến khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng hiện tại, các đại lý, các nhân viên đặc biệt là các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng các địa chỉ website của doanh nghiệp, cho phép họ truy cập vào website của Bưu chính Việt Nam một cách thường xuyên.
- Tạo các đường kết nối tới website của doanh nghiệp khác: Để thu hút khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của mình qua mạng, Bưu chính Việt Nam có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác (các đối tác chiến lược) cũng kinh doanh trên mạng để đặt tạo các đường kết nối cho khách hàng đến với website của mình chính trên website của đối tác. Mối quan hệ đối tác chiến lược có thể thúc đẩy doanh thu lợi nhuận của cả hai doanh nghiệp, đặc biệt là trên mạng Internet. Mối quan hệ đối tác trên mạng có thể giúp điều hoà, trao đổi giao thông ở cả hai site có cùng chung mục tiêu kinh doanh và kiếm tìm lợi nhuận trực tuyến.
Ngoài ra, Bưu chính Việt Nam có thể sử dụng mô hình "tầm gửi" để quảng bá cho website của mình. Theo phương pháp này, Bưu chính Việt Nam có thể tự nguyện biến website của mình thành một trang con trong website của đối tác.
KẾT LUẬN
Để kết thúc bài viết này, nhóm tác giả xin được trích dẫn phân tích của Giáo sư Michael Porter – Khoa kinh doanh – Đại học Hardvard, chuyên gia hàng đầu về chiến lược cạnh tranh và tính cạnh tranh quốc tế đã viết trong cuốn “Tư duy lại tương lai”:
“Mỗi một công ty phải làm chủ - hoặc chí ít có khả năng để tiếp thu – các loại công nghệ có ảnh hưởng đến cung cách đem lại giá trị cho khách hàng của công ty. Từ quan sát nhiều ngành, tôi có thể nói rằng, một sự đột phá khoa học mạnh mẽ - hay khả năng nắm được khoa học công nghệ cao nhất trong một lĩnh vực cụ thể - xem ra không phải điều quan trọng lắm. Mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng công nghệ, đó mới chính là nguồn gốc của lợi thế. Và để có thể áp dụng được công nghệ, bạn phải kết hợp nó với nhiều hình thức khác. Vì vậy, chúng ta thường thấy rằng người đầu tiên đi vào thị trường với một công nghệ mới thường không phải là kẻ chiến thắng trên thị trường. Người chiến thắng là người biết cách làm thế nào để đưa công nghệ đó vào áp dụng rộng rãi trong công ty”.
Theo đuổi triết lý đó cùng với luồng gió vận hội mới từ toàn cầu hóa, từ khoa học công nghệ mới đối với phát triển kinh tế Việt nam nói chung, ngành bưu chính Việt nam nói riêng, việc nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp Bưu chính Việt nam là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Bộ thương mại , 2005
2. Hiện trạng mạng và dịch vụ bưu chính giai đoạn 2001-2004 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2006-2010, Ban Bưu chính - PHBC, 2004
3. Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong bưu chính – ITMP Tổng công ty bưu chính Viễn thông (Nay là tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam), 04/2003
4. “Đề xuất phương án bưu chính kinh doanh các dịch vụ Viễn thông trong điều kiện hoạch toán độc lập”, Tài liệu hội nghị khoa học lần thứ sáu Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Dương Thế Lương , Năm 2004
5. Bưu chính với sự phát triển kinh tế xã hội – Tài liệu UPU
6. Post - Follow-up and trends 2005 – UPU
7. Post 2005 Core Business Scenarios - UPU
8. Cải cách bưu chính ở các nước đang phát triển - TS. Nguyễn Thượng Thái – Tạp chí BCVT
9. Hội nhập kinh tế với Bưu chính Viễn thông – Ban HTQT – VNPT - Tạp chí BCVT tháng 3/2003
10. Chiến lược bưu chính Bucharest 2004
11. Quy hoạch phát triển bưu chính đến 2010 – Bộ Bưu chính Viễn thông
12. Hồi sinh bưu chính – Tài liệu của APPU phối hợp với Korean Post.
13. "2010: Bưu chính Việt Nam đảm bảo sẽ có lãi!" – Bài trả lời phỏng vấn của Ông Hoàng Thọ Thái, Phó tổng giám đốc VNPT với VietNamNet – 26/10/2005
14. Báo cáo tổng thể thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam năm 2004 – Bộ Thương mại
15. Báo cáo tổng thể thực trạng phát triển TMĐT ở Việt Nam năm 2005 – Bộ Thương mại
16. Phát triển bưu chính điện tử trong bưu chính Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị khoa học Học viện công nghệ bưu chính Viễn thông lần thứ 8, 2006, Ao Thu Hoài
17. Xây dựng cổng giao dịch điện tử Bưu chính Việt Nam, Tạp chí BCVT & Công nghệ thông tin, tháng 10/2006, Lê Sỹ Linh, Ao Thu Hoài