Ca ghép tay đầu tiên trong lịch sử Y học

Những thành tích trong phẫu thuật chỉnh hình ngày càng khiến người ta phải kinh ngạc trước khả năng của nền y học hiện đại. Mới đây các bác sĩ Tây Ban Nha đã tạo nên điều kỳ diệu khi tạo cho một phụ nữ cánh tay mới ở cả 2 bên.

Sau khi người phụ nữ 38 tuổi có biệt danh Isabel Dinuar ở Pháp được phẫu thuật cấy gương mặt mới, các bác sĩ thực hiện được những điều không thể và tái tạo sự sống đầy đủ cho những người tưởng chừng vô vọng. Các bác sĩ Tây Ban Nha đã tạo nên điều kỳ diệu khi tạo cho một phụ nữ cánh tay mới ở cả 2 bên

Ca phẫu thuật ghép tay.
(Ảnh: CAND)

Trong lịch sử nhiều thế kỷ của ngành y học, đây là bệnh nhân đầu tiên đã được phẫu thuật để tái tạo các chức năng bình thường cho các chi mới. Các nhà phẫu thuật ở Bệnh viện La Phe ở Valenci đã thực sự lo lắng với trách nhiệm là những người đầu tiên thực tiễn cấy ghép kép – một ngành chưa thực sự được nghiên cứu đầy đủ.

Sau 10h nằm trên bàn mổ vào ngày 30/11/2006, người phụ nữ được bác sĩ thông báo là tất cả đã diễn ra tốt đẹp, các chẩn đoán đều rất thuận lợi. Alba (các nhà y học Italia đã đặt ra biệt danh như vậy cho bệnh nhân của mình) đã 47 tuổi, nhưng bà hy vọng tuổi tác sẽ không là cản trở cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Ngay sau đó, bà đã gặp gỡ báo chí. Các nhà báo được vào thăm cho biết, bà trông rất hưng phấn và đầy lạc quan.

Trên 2 tay người phụ nữ hiện vẫn còn những phần quấn băng to và nặng, với cấu trúc đặc biệt, có tác dụng đảm bảo cho các mô phát triển đúng. Những từ đầu tiên mà bà Alba nói sau khi nhìn thấy 2 cánh tay của mình là: “Chúng trông rất tuyệt!”.

Cuộc phẫu thuật độc đáo này được tất cả những chuyên gia uy tín trên thế giới thống nhất công nhận là gây chấn động và rất quan trọng cho sự phát triển tiếp theo của ngành phẫu thuật cấy ghép.

Tham gia tiến hành ca mổ này là nhóm gồm 10 chuyên gia trình độ cao về phẫu thuật và gây mê. Theo các chuyên gia cấy ghép này, ca phẫu thuật thành công đặc biệt là do chọn được cơ quan của người cho hầu như lý tưởng.

Trong vấn đề này kích thước là rất quan trọng, vì nó đóng vai trò quyết định không chỉ trong quá trình làm lành vết thương, mà còn đối với cuộc sống về sau của bà Alba, vì cơ thể bà phải trông như không có cơ quan cấy ghép.

Hoàng Thương

Theo Utro, CAND.com.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video