Cá hút thịt san hô bằng nụ hôn tử thần

Với một nụ hôn chớp nhoáng, cá "môi nhầy" có thể chén sạch thịt san hô, một trong những thực đơn khó tiêu nhất trên Trái Đất.

Loài cá Labropsis australis dễ dàng rút thịt chứa độc tố của san hô bằng một "nụ hôn" đầy dịch nhầy với sức hút uy lực, theo Reuters. Các nhà khoa học đánh giá đây là một trong những chiến lược kiếm ăn độc đáo nhất trong thế giới loài vật.

Sử dụng kính hiển vi điện tử quét và video tốc độ cao, các nhà khoa học hôm 5/6 lần đầu tiên mô tả cách kiếm ăn của loài cá dài 18 cm này. Chỉ với một nụ hôn dài 1/50 giây, chúng có thể rút sạch phần thịt của san hô được dịch nhầy chứa độc tố bao bọc.


Cặp môi tử thần của loài cá ăn thịt san hô. (Ảnh: Reuters).

"Hút phần dịch nhầy và thịt của san hô bằng môi tự bôi trơn không phải là điều chúng tôi nghĩ tới", nhà sinh vật học đại dương Victor Huertas của Đại học James Cook, Australia nói.

Vũ khí của chúng là cặp môi dày, với các mô gập xếp chồng lên nhau như mặt trong của mũ nấm, được dịch nhầy bao phủ. “Theo những gì chúng tôi biết, kiểu môi này chưa bao giờ được ghi nhận trước đây”, nhà sinh vật học David Bellwood nói.

Lớp nhầy bảo vệ môi cá khỏi các tế bào lông ngứa của san hô, giúp tăng sức mạnh của lực hút. "Trông giống hệt một nụ hôn gấp với âm thanh đặc trưng của nụ hôn", Huertas nói. Bellwood cho rằng kỹ thuật kiếm mồi của loài cá giống như cảnh trong phim kinh dị.

Cá Labropsis australis sống ở các bãi đá ngầm tại Ấn Độ Dương, khu vực trung và tây Thái Bình Dương. Trong số hơn 6.000 loài cá sống ở đá ngầm, chỉ khoảng 128 loài ăn san hô.

Cập nhật: 12/06/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video