Người xem sẽ hiểu hơn về sự tranh đấu sinh tồn trong thế giới động vật - chỉ có những cá thể cá mập mạnh nhất và lớn nhất mới có thể tồn tại mà thôi.
Chúng ta biết rằng, cá mập là một trong những loài sinh vật đáng sợ nhất trong vương quốc động vật.
Nhưng ít ai ngờ rằng, đến những bào thai cá mập thôi cũng thể hiện sức mạnh của mình bằng cách thôn tính lẫn nhau để giành quyền sống trong bụng mẹ.
Video này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự thôn tính, diệt trừ nhau trong bụng mẹ của cá mập.
Một video trích từ "Story of Life" - chương trình tài liệu khoa học của BBC do nhà tự nhiên học người Anh - David Attenborough ghi lại mới đây đã cho người xem hiểu hơn về sự tranh đấu sinh tồn trong thế giới động vật.
Theo đó, cá mập hổ cát (Carcharias Taurus) con ăn thịt lẫn nhau từ trong bụng mẹ. Với chiều dài thân trung bình 2,5m, cá mập hổ cát phân bố khắp thế giới. Chúng sống trong những vùng nước gần bờ biển.
Cá mập hổ cát (Carcharias Taurus) con ăn thịt lẫn nhau từ trong bụng mẹ.
Trong thời kỳ sinh sản, những con cái trong loài cá mập hổ cát luôn giao phối với nhiều con đực. Quá trình mang thai của cá mập hổ cát kéo dài gần một năm.
Ban đầu, số lượng phôi thai trong bụng cá mập lên tới 12 - và tất nhiên chúng là sản phẩm của nhiều ông bố.
Song bất ngờ không khi số lượng phôi giảm dần theo thời gian - phôi lớn nhất nuốt chửng những phôi còn lại.
Theo David Attenborough, khi các phôi có kích thước đạt khoảng 10cm, tức độ 4 tháng tuổi, chúng có hàm răng hoàn toàn phát triển, hoạt động và bắt đầu ăn thịt lẫn nhau. Điều này sẽ đảm bảo rằng, chỉ có những "đứa trẻ" mạnh nhất và lớn nhất mới có thể tồn tại mà thôi.
Và rồi ở thời điểm cuối cùng của thai kỳ, chỉ còn hai phôi thai tồn tại trong dạ con. Các nhà khoa học cho rằng, mặc dù hiện tượng ăn thịt đồng loại nhưng đây được cho là ví dụ duy nhất của việc các cá thể "thôn tính" nhau để giành quyền sống ngay từ khi chúng còn ở dạng phôi thai trong bụng mẹ.