Cá mập trắng cổ đại phát triển chậm hơn

Hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một con cá mập trắng lớn cổ đại đã được phát hiện tại vùng sa mạc khô hạn thuộc Peru, bao gồm các phần của xương sống và phần miệng với 222 cái răng.

Cá mập trắng là vua của các loài cá mập ngày nay, với cơ thể có chiều dài hơn 20 fit (6 mét). Nhưng lịch sử tiến hóa của loài vật này vẫn chưa được hiểu rõ. Có vẻ như 4 triệu năm trước, chúng phát triển chậm hơn một chút.

Vẫn tồn tại những lỗ hổng trong kiến thức về quá trình tiến hóa của cá mập vì hóa thạch bộ khung cá mập cực kỳ hiếm, không giống các loài cá khác, bộ khung của chúng được hình thành từ sụn.

Các nhà nghiên cứu bắt gặp một hóa thạch 4 triệu năm tuổi năm 1988 khi đang xem xét trầm tích của Pisco Formation tại khu vực sa mạc phía Tây Nam Peru. Khu vực trầm tích này trở nên nổi tiếng vì nhiều loại hóa thạch của cá voi, chim và thậm chí con lười biển, Thalassocnus.

Thông thường, chỉ những cái răng đơn lẻ của cá mập được phát hiện thấy trong trầm tích cổ. Để có được bức tranh tổng thể về “nhát cắn” của cá mập cổ đại, các nhà khoa học phải ghép những cái răng riêng lẻ lại với nhau bằng cách sử dụng thông tin từ cá mập hiện đại. Hóa thạch mới này, với cả hàm răng ở vị trí tự nhiên của chúng, rất quan trọng vì hình dạng của từng răng và định hướng của răng trong hàm giúp xác định mối quan hệ của các loài cá mập đối với nhau.

Bức ảnh mẫu vật xuất hiện trên tạp chí Vertebrate Paleontology, với phần mũi nằm ở phần trên của bức ảnh và xương sống nằm ở dưới. (Ảnh: Dana J. Ehret)

Bruce MacFadden, một trong những nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida, cho biết: “Với sự bảo tồn đáng kinh ngạc của mẫu vật Pisco Formation này, chúng ta có cơ hội duy nhất để nâng tầm hiểu biết về cổ sinh vật học của cá mập trắng và những họ hàng đã tuyệt chủng”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cá mập trắng là hậu duệ của vua cá mập, “cá mập megatooth”. Con lớn nhất, ví dụ như loài Carcharocles megalodon, có thể có chiều dài 60 fit (18 mét), với hàm có thể mở rộng 9 fit (2,5 mét).

Tuy nhiên, mẫu vật mới cho thấy loài cá mập trắng hiện đại có quan hệ với cá mập mako hiện đại – một loài cá mập nhỏ hơn hầu như chỉ ăn cá – gần hơn so với cá mập khổng lồ cổ đại.

Dana Ehret, nghiên cứu sinh tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology cho biết: “Sự hoàn chỉnh của mẫu vật này cho phép chúng tôi có hiểu biết sâu hơn về mối quan hệ giữa cá mập trắng và cá mập mako”.

Mẫu vật hóa thạch mới này có chiều dài 17 fit (5 mét), có kích thước tương đương với cá mập trắng hiện đại.

Vì mẫu vật này cũng chứa một phần của cột sống, các nhà khoa học có thể xác định con cá mập này chết vào khoảng năm 20 tuổi. Việc xác định tuổi dựa trên dải sáng và tối trên cột sống, vôi hóa cùng với tuổi tác và phản ánh một số thay đổi nhiệt độ theo mùa.

Một con cá mập trắng hiện đại với độ tuổi tương tự có thể lớn hơn, điều này cho thấy loài cá mập trong mẫu vật phát triển với tốc độ chậm hơn.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video