Cá sấu da "trắng nõn" bị chính đồng loại của mình ghét bỏ

Do màu sắc đặc biệt nên cá sấu trắng thường bị các loài động vật khác tấn công.

Shai Agar, một nhà sinh vật học người Australia, hôm 7/1 có chuyến du ngoạn bằng thuyền gần cửa sông Adelaide. Chuyến du lịch của Shai sẽ không có gì đáng nhớ nếu thiếu đi sự xuất hiện bất ngờ của cá sấu trắng cực hiếm.

Con cá sấu này từng xuất hiện tháng 11 năm ngoái và được đặt tên là Pearl (ngọc trai). Khi thấy chiếc thuyền tiến lại gần, con cá sấu bơi nhanh xuống nước và biến mất. “Chúng tôi nhìn thấy con cá sấu trắng hôm Chủ nhật và ai cũng bất ngờ. Lần cuối cùng nó được nhìn thấy là 2 tháng trước. Không ai biết nó còn sống hay đã chết”, Shai chia sẻ.

Cá sấu trắng được cho là có thể sống từ 40 tới 60 năm. Thông thường, cá sấu trắng ít khi đẻ trứng nên số lượng loài này là khá hiếm trong tự nhiên. “Khi chúng nhỏ thì số lượng cá sấu trắng ở mức khá, tuy nhiên nhiều con không thể sống sót tới tuổi trưởng thành. Một con cá sấu 3 mét như vậy là rất hiếm”, Shai nói.


Cá sấu trắng khó sống tới tuổi trưởng thành vì bị loài khác tấn công.

Shai cho biết chính màu sắc kì lạ của cá sấu trắng khiến cơ hội để nó sống sót ngoài tự nhiên giảm nhiều. “Chúng bị các loài cá sấu khác tấn công do màu sắc kì dị, thậm chí là thợ săn cũng thích tiêu diệt loài này”, Shai chia sẻ.

Cá sấu trắng như Pearl không phải mắc chứng bạch tạng như nhiều người lầm tưởng. Chúng bị một hội chứng mang tên hypomelanism.

Cập nhật: 12/01/2018 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video