Cá sấu vs cá mập: bạn nghĩ loài nào sẽ thắng?

Cá sấu không chỉ tồn tại ở môi trường nước ngọt. Loài bò sát này thỉnh thoảng có thể xuất hiện ở vùng nước mặn (trong một khoảng thời gian ngắn), và thậm chí sẵn sàng giao chiến với cá mập.

Bạn biết không, cá sấu không chỉ sống tại Amazon, Nile hay những con sông nổi tiếng trên thế giới đâu. Thi thoảng, chúng có thể mò ra biển nữa, nhằm tìm kiếm nguồn thức ăn đa dạng hơn.

Vì tập tính đó mà James Nifong - một chuyên gia thuộc Đơn vị Nghiên cứu về Động vật hoang dã của ĐH Kansas ở Manhattan, đã dành hàng năm trời ghi chép tài liệu về thói quen săn mồi của những con cá sấu sống ở vùng cửa biển.


Cá sấu và cá mập, con nào sẽ thắng?

Phát hiện gần đây nhất của Nifong lại khiến nhiều người kinh ngạc. Ông phát hiện ra loài cá sấu mõm ngắn của Mỹ (Alligator Mississippiensis) khi ra biển thực sự có thể trở thành hung thần. Trong thực đơn của chúng có ít nhất 3 loài cá mập và 2 loài cá đuối.

Nhà sinh vật học Russell Lowers, làm việc tại Trung tâm Không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida, đã từng chụp được ảnh một con cá sấu cái đang ngậm một con cá đuối Đại Tây Dương. Lower và Nifong sau đó tiếp tục thu thập thêm nhiều bằng chứng khác.

Một trong số đó là hình ảnh một con cá sấu đang ăn thịt một con cá mập miệng bản lề vào năm 2003. Ba năm sau đó một người khác đã chụp được cảnh một con cá sấu đang ăn thịt một con cá mập búa nhỏ.


Tấm ảnh chụp cá sấu đang ăn thịt một con Nurse Shark (cá mập miệng bản lề) tại hòn đảo Sabinel, Florida vào tháng 8 năm 2003. Bức ảnh chứng tỏ rằng cá mập cũng có thể làm mồi ngon cho loài bò sát to lớn này.

Tất cả bằng chứng trên cho thấy, để có thể săn được những con mồi này, cá sấu đã phải bơi vào vùng nước mặn. Tuy nhiên, cá sấu không có cơ quan để lọc muối từ nước biển, nên chúng sẽ phải chịu áp lực lớn do bị mất nước và lượng muối trong máu tăng lên.

Hàm lượng muối quá cao có thể khiến cá sấu tử vong. Vậy nên để đối phó với điều này, cá sấu thường bơi qua lại giữa 2 vùng nước mặn và nước ngọt. Và để ngăn nước biển đi vào cơ thể, chúng đóng lỗ mũi và cổ họng bằng một tấm màng có cấu tạo đặc biệt.

Khi ăn, cá sấu nổi lên mặt nước để nước muối thoát ra khỏi miệng trước, sau đó chúng mới nuốt thức ăn. Khi khát nước, chúng cũng làm tương tự để uống nước mưa.

Với Nifong, khi bắt được một con cá sấu, ông sẽ thử mẫu máu và nước tiểu, rồi sử dụng một chiếc ống gá vào miệng cá sấu, khiến chúng nôn những gì đã ăn mà không làm chúng bị thương. Sau đó, ông sẽ thả những con cá sấu này về với tự nhiên.


Quá trình lấy mẫu dịch của cá sấu.

Kết quả, họ đã phát hiện ra rằng những con cá sấu có chế độ ăn khá phong phú bao gồm cá nhỏ, động vật có vú, chim, côn trùng và giáp xác, thậm chí cả trái cây và các loại hạt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu không thấy dấu vết của cá mập và cá đuối.

Để giải thích, Lowers cho rằng đó là vì dạ dày của cá sấu có khả năng tiêu hóa cực nhanh, trong khi cá mập thì không phải loài dễ "xử". Nếu như chúng ăn một con cá mập từ vài ngày trước, thì khi bắt được cũng không thể tìm ra điều gì.

Việc săn mồi kép giữa 2 môi trường nước của cá sấu diễn ra ở khắp vùng cửa biển Đông Nam Hoa Kỳ và chúng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở nơi đây.

Ví dụ, một trong những con mồi của cá sấu là cua biển. Khi cá sấu xuất hiện ở những vùng nước mặn, chúng sẽ làm hạn chế sự đi săn của cua biển đối với những con ốc. Do không bị đe dọa bởi cua, những con ốc này sẽ thoải mái ăn những thực vật cấu tạo nên hệ sinh thái nơi đây và làm mất đi sự cân bằng.

Hiểu được thói quen săn mồi của cá sấu là điều rất quan trọng để lập ra các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái vùng cửa biển.

Cập nhật: 10/06/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video