Cá voi cổ đại có chân

Các nghiên cứu thực hiện ngày nay cho thấy những con cá voi đầu tiên trên đại dương bơi bằng cách vẫy đôi chân sau đồ sộ của chúng.

Phát hiện mới đã làm sáng tỏ bước chuyển đổi bí ẩn khi mà những con thủy quái khổng lồ này rời bỏ cuộc sống trên cạn.

Tổ tiên của cá voi đã từng sải bước bằng bốn chân trên đất liền giống như các loài động vật có vú khác. Qua thời gian chúng tiến hóa để có thể thích nghi với môi trường nước, hai chân trước biến thành chân chèo trong khi chân sau và hông thì tiêu biến. Mặc dù thế cá voi hiện đại vẫn còn mang các dấu tích của khung xương chậu, cá voi lai sinh ra với các đặc điểm của chi sau còn sót lại.

Có rất nhiều bí ẩn xung quanh chuyện bằng cách nào đặc điểm giải phẫu của những con cái voi đầu tiên có thể biến đổi để giúp chúng sống trong nước. Một miếng ghép quan trọng để giải đáp bí ẩn chính là sự kiện khám phá ra thời điểm chính xác khi mà đôi thùy lớn trên cái đuôi khỏe mạnh của chúng hình thành.

Nhà cổ sinh vật học nghiên cứu động vật có xương sống Mark Uhen thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Alabama tại Tuscaloosa giải thích: “Nguồn gốc của đôi thùy là một trong những bước cuối cùng trong giai đoạn chuyển đổi từ môi trường sống trên cạn xuống dưới biển”. 

Kiểu bơi bằng đuôi của cá voi tấm sừng (Mysticeti) và cá voi có răng (Odontoceti) hiện đại tiến hóa từ kiểu bơi lắc hông của các voi Georgiacetus cổ đại. (Ảnh minh họa: Mary Parrish, Viện Smithsonian)

Để làm sáng tỏ bí ẩn, Uhen đã phân tích các mẫu hóa thạch mới khai quật được ở dọc bờ sông tại Alabama và Mississipi do những các thợ săn hóa thạch xương nghiệp dư phát hiện được. Những cái xương đó đã từng là của loài cá voi Georgiacetus cổ đại, sinh sống dọc theo bờ biển vịnh Gulf tại Bắc Mỹ vào khoảng 40 triệu năm trước – thời điểm mà hầu hết diện tích của Florida đều chìm trong nước biển. Cá voi cổ đại có chiều dài đạt tới 12 fut, chúng sử dụng hàm răng sắc để bắt cá và mực làm thức ăn.

Những con cá voi đầu tiên có thùy đuôi là họ hàng gần gũi với Georgiacetus sinh sống vào khoảng thời gian cách đây 38 triệu năm. Nhưng sau khoảng 2 triệu năm Georgiacetus tách biệt với những con cá voi có thùy khác, Uhen hiện đã phát hiện được rằng Georgiacetus dường như không có thùy đuôi. Đốt xương đuôi dài 2 inch mới phát hiện được, nằm trong số 20 đốt xương đuôi mà cá voi cổ đại có, không hề bị dẹt như các đốt xương của cá voi có thùy đuôi.

Thay vào đó, Uhen cho rằng Georgiacetus vẫy đôi chân sau đồ sộ như mái chèo để bơi. Các nghiên cứu trước đó cũng chứng minh được rằng loài cá voi cổ đại này có hông lớn, từ đó cho thấy nó cũng có chân sau rất lớn. Kỳ lạ là các nhà khoa học cũng phát hiện rằng khung xương chậu của nó không gắn với cột sống. Điều này có nghĩa là chân sau của nó không thể chèo trong nước hay chống đỡ sức nặng cơ thể khi ở trên đất liền. Đây chính là câu đố chưa được giải đáp cho đến tận ngày nay.

Uhen nói với LiveScience rằng: “Chúng tôi đã cố gắng kiểm chứng quan điểm rằng loài cá voi cổ đại này phải lắc hông để bơi, giúp cử động đôi chân của nó giống như mái chèo. Do đó nó bơi khá giống cá voi hiện đại, nó phải uốn lượn để nâng cơ thể lên, xuống”.

Các nhà khoa học đã công bố phát hiện của họ trên số ra mới nhất tờ Journal of Vertebrate Paleontology.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video