Các bà mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật

Sốt cao co giật là tình trạng bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi có sự thay đổi thời tiết, khí hậu.

(Ảnh: VNE)

Cơn co giật thường gây tâm lý hoảng loạn cho người thân, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không khống chế được cơn co giật, não trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy làm suy giảm trí tuệ, có thể bị động kinh khi cơn co giật kéo dài hoặc tái phát.

Tại sao trẻ bị sốt cao co giật?

Não trẻ em cũng có khoảng 14 tỉ tế bào thần kinh như người lớn, nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào thần kinh mới biệt hoá hoàn toàn. Về thành phần hoá học, não trẻ em có nhiều nước và Protein, có ít Lipid hơn não người lớn.

Nguyên nhân sốt là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, thành phần hoá học có nhiều nước, nên khi trẻ sốt cao não dễ bị kích thích, các neuron thần kinh nhất thời phóng điện đột ngột và quá mức, gây tình trạng co giật toàn thân.

Nhận biết cơn co giật do sốt cao như thế nào?

  • Tuổi thường gặp từ 6 tháng đến 5 năm.
  • Cơn giật xuất hiện ở nhiệt độ trên 39oC, mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC.
  • Kiểu co giật lan toả toàn thân.
  • Thời gian mỗi cơn co giật thường không quá 10 phút.
  • Sau cơn co giật trẻ thường ngủ. Nếu đánh thức trẻ dậy thấy tỉnh táo, không mê man.
  • Tiền sử gia đình có thể có người sốt cao co giật.

Phải làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

  • Để trẻ nằm yên, tránh kích thích nhiều.
  • Trong cơn giật, đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang một bên. Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ dễ thở và hạ bớt thân nhiệt. Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gẫy xương.
  • Khi ngừng cơn giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Dùng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để hạ bớt thân nhiệt.
  • Làm mát môi trường xung quanh bằng cách hạn chế số lượng người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào.
  • Có thể dùng dùng thuốc hạ sốt loại viên đạn đặt hậu môn với liều 15 - 20mg/ kg trọng lượng cơ thể.
  • Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Đề phòng trẻ sốt cao co giật như thế nào?

  • Đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt. Không để thân nhiệt trẻ quá 39oC.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn bình thường.
  • Để trẻ chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, tuyệt đối không bọc kín trẻ.
  • Lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm.

Bs. TRẦN VĂN PHÚC (BV Xanh Ponhn)

Theo website XanhPonhn, TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video