Các cấp độ của bệnh trĩ, nguyên nhân, cách phòng tránh và chế độ ăn uống

Nắm bắt rõ các cấp độ của bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh có thể lựa chọn cho mình được phương pháp phù hợp nhất trong điều trị. Qua đó giảm thiểu tối đa những tốn kém về tiền bạc cũng như thời gian điều trị của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người thấy được rõ những thông tin này.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các về bệnh hậu môn trực tràng, ở nước ta số bệnh nhân mắc bệnh trĩ khá cao, các bác sĩ Phòng khám Mỹ Việt cho rằng ở Việt Nam cứ 10 người thì lại có khoảng 6 người mắc phải bệnh trĩ ở mức độ khác nhau. Đây là căn bệnh được tạo thành do sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ hay còn gọi là phình tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho vùng hậu môn có thể bị viêm, tấy đỏ, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như tâm lý của người bệnh.

Bệnh trĩ có ba loại chủ yếu mà người bệnh thường mắc phải với các đặc điểm khác nhau:

  1. Trĩ nội: Trĩ nội là tình trạng búi trĩ được hình thành bên trong hậu môn, nếu không được khống chế sớm thì các búi trĩ này sẽ nằm ra ngoài khi bệnh chuyển biến nặng hơn
  2. Trĩ ngoại: Trĩ ngoại hình thành xung quanh ống hậu môn và nếu như sờ vào có cảm giác đau, dùng tay ấn vào thì chỉ một lúc sau là búi trĩ có thể lại trôi ra ngoài.
  3. Trĩ hỗn hợp: Đây là một dạng bệnh trĩ kết hợp mắc 2 loại bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc, 2 đám trĩ này ở trong ống hậu môn và ngoài rìa của hậu môn.

Nguyên nhân của bệnh trĩ

Theo bác sĩ thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên đứng nhiều hay ngồi lâu một chỗ, ít vận động lao động quá sức…, đặc biệt là những người làm việc trong văn phòng. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh trĩ còn do các bệnh đường tiêu hóa gây ra như:

  • Bị táo bón lâu ngày, điều trị bệnh không dứt điểm.
  • Do bị chèn ép, gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
  • Vùng hậu môn co thắt bị thoái hóa hoặc nhão, tình trạng này thường gặp ở những người cao tuổi.
  • Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là do quá trình mang thai và sinh nở khiến các búi trĩ bị chèn ép quá mức, tình trạng căng tức khiến cho bệnh trĩ càng trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh trĩ



Người bệnh khi mắc bệnh trĩ lúc đầu chảy máu ít.

Người bệnh khi mắc bệnh trĩ thường thấy rõ hai triệu chứng như:

  • Chảy máu: Người bệnh khi mắc bệnh trĩ lúc đầu chảy máu ít, chúng ta chỉ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia, cuối cùng những khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Triệu chứng bệnh này thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đi cầu chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt lại vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài 2 triệu chứng bệnh cơ bản trên thì người bệnh trĩ còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa và ẩm ướt dịch quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng này xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch viêm da quanh hậu môn.

Các cấp độ của bệnh trĩ


Các cấp độ của trĩ.

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Khi mới hình thành, bệnh trĩ nội phát triển ở bên trong hậu môn. Bệnh trĩ nội nặng hơn sẽ xuất hiện các búi trĩ sa ra ngoài, gây cảm giác đau nhức và tình trạng viêm nhiễm. Các cấp độ của bệnh trĩ nội gồm 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn hình thành: Các phát hiện là đi đại tiện ra máu, các búi trĩ chưa hề sa ra ngoài.
  • Giai đoạn 2: Khi đi đại tiện thì ở hậu môn có xuất hiện cục thịt thừa, được gọi là búi trĩ. Sau khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tự thụt vào.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, khi đại tiện xong thì người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào trong được.
  • Giai đoạn cuối: Lúc này, búi trĩ sẽ thường xuyên ở ngoài hậu môn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Khi búi trĩ ở ngoài như vậy sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và hoại tử.

Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ ở bên rìa hậu môn, rất dễ phát hiện và điều trị sớm. Búi trĩ ngoại có màu đỏ sẫm, rất khó để bị chảy máu, người bệnh thường có cảm giác đau rát khi ngồi. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại được biết đến như sau:

  • Cấp độ nhẹ: Người bệnh thường có cảm giác hậu môn bị cộm, vướng. Sau một thời gian thì búi trĩ bị sưng to, xoắn lại gây cảm giác đau rát và bất tiện cho người bệnh.
  • Cấp độ nặng: Với cấp độ bệnh trĩ này thì búi trĩ lớn và nằm ở ngay lỗ hậu môn, gây bất tiện cho việc đào thải các chất cặn bã (phân) ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bệnh tình sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp không có cấp độ để phân biệt hay phân loại. Khi ở loại này người bệnh đã đến giai đoạn nguy hiểm và là cấp độ cao nhất của bệnh trĩ. Trĩ hỗn hợp bao gồm cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Khi mà búi trĩ đã kéo dài từ trong ra ngoài. Khi đã gặp trường hợp này thì người bệnh cần đến bệnh viện để khám ngay để tránh các biến chứng phức tạp cũng như nguy hiểm của bệnh trĩ này.

Cách phòng ngừa và chế độ ăn uống cho người bị bệnh trĩ

Tăng cường bổ sung chất xơ và nước

Các bạn cần biết rằng táo bón chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hàng đầu, tình trạng này xảy ra chủ yếu là do các bạn không cung cấp đủ chất xơ, nước cho cơ thể. Tức là các bạn ăn nhiều nhiều thịt mà lại ăn ít hoặc không ăn rau xanh, trái cây, uống quá ít nước…

Do đó, để phòng chống bệnh trĩ các bạn cần phải tránh để cơ thể bị táo bón. Điều này có nghĩa là các bạn cần giảm lượng thịt và tăng lượng rau củ quả nạp vào cơ thể.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tăng cường bổ sung nước - khoảng 2 lít nước/ ngày. Các bạn có thể sử dụng nước lọc, nước canh, nước hoa quả…

Tăng cường vận động


Cần tăng cường đi lại vận động, không ngồi hoặc đứng lâu 1 chỗ.

Việc ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do thói quen không tốt này gây áp lực cho tĩnh mạch vùng hậu môn và khiến khí huyết ứ đọng.

Chính vì vậy, để phòng chống bệnh trĩ các bạn cần tăng cường đi lại vận động, không ngồi hoặc đứng lâu 1 chỗ. Nếu như các bạn đang làm các công việc chẳng hạn như lái xe, may, làm văn phòng… thì hãy cố gắng đùng lên đi lại vận động nhẹ nhàng sau khoảng 1h làm việc.

Tập thói quen đại tiện khoa học

Các bạn có biết rằng việc duy trì thói quen đại tiện không khoa học chẳng hạn như thường xuyên nhịn đại tiện, ngồi lâu khi đại tiện, căng thẳng hay rặn mạnh khi đại tiện… chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Chính vì vậy, ngoài các phương pháp phòng chống bệnh trĩ trên đây, thì các bạn cần phải tạo cho mình 1 thói quen đại tiện hoa học. Tức là các bạn không được nhịn đại tiện mà cần đi đại tiện đều đặn mỗi ngày (nên tập thói quen đại tiện vào 1 khung giờ nhất định), không rặn mạnh, ngồi lâu hay căng thẳng khi đại tiện…

Hãy nhớ vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện. Ngoài ra, để phòng chống bệnh trĩ, các bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Nên sử dụng thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

  • Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
  • Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
  • Măng:có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...

Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ

Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má... cũng rất có ích cho người bị bệnh trĩ

Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.

Curcumin (hoạt chất chính có trong củ Nghệ có tính chống viêm, ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, bổ sung Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.

Thực phẩm nên tránh khi bị trĩ


Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng...

Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.

Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành... gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.

Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.

Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.

Cập nhật: 22/11/2017 tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video