Thiên nhiên luôn ẩn chứa những bí mật khiến con người phải tò mò khám phá.
Hình ảnh những cột tuyết dưới mặt trăng chụp tại miền trung Chile. Những cột tuyết có chiều cao từ 1-6m, hình thành ở các thung lũng nông nơi tuyết sâu và ánh mặt trời quá ít.
Vùng biển băng của Bắc Cực và Nam Cực. Vì hàm lượng muối cao nên các điểm đóng băng cũng phụ thuộc vào độ mặn của nước biển.
Hiện tượng hoa sương giá, hình thành trong vòng vài giờ trong một đêm, thường xuất hiện trên vùng thực vật ngập nước, khi mà nhiệt độ không quá lạnh và có nước xung quanh.
Sườn núi đóng băng ở Bolivia. Hình thành ở nơi tuyết sâu và không có nhiều ánh mặt trời.
Ngọn hải đăng đóng băng ở St Joseph, Michigan. Băng hình thành do những dòng nước phun lên từ hồ Michigan. Đây gọi là băng Rime và hình thành khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng và nước đóng băng ngay lập tức.
Hang động băng ở đảo Ross, Nam Cực. Hình thành khi đá tan ra ở bề mặt sông băng. Các hoa văn trên đường hầm được hình thành khi ánh sáng phản chiếu qua sông băng và làm rõ sự chia cắt của các tinh thể.
Hiện tượng Mặt trời giả do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên.
Cánh đồng hoa tuyết ở biển Ross, Nam Cực. Đây là hiện tượng khá hiếm hình thành khi những giọt nước lạnh gắn với những điểm trên bề mặt biển băng tạo nên.
Thạch nhũ băng ở đáy biển vùng Sound McMurdo, Nam Cực. Hiện tượng này hình thành khá nhanh chóng và nhũ băng có thể dài tới 2m sau khoảng 8-10 giờ.