Trong hang động kinh dị này tồn tại một sinh vật làm sửng sốt các nhà khoa học

Tưởng chừng như không có sự sống ở trong cái hang độc hại và đầy acid này, các nhà khoa học ngạc nhiên vì những phát hiện trong đó.

Sâu trong lòng đất của thành phố Steamboat Spring thuộc tiểu bang Colorado là một hang động chết chóc. Không khí bên trong hang là khí lưu huỳnh cực độc, từ trần hang từng giọt acid nhỏ xuống, loại acid này đặc đến mức có thể làm thủng áo của bạn.

Sàn hang thì lớp nhớp những mảng chất nhầy, quyện bởi acid từ trần và những thứ dung dịch không rõ nguồn gốc. Về cơ bản, đây là địa ngục trần gian, và bất kì người nào bước vào đây mà không có đủ đồ bảo hộ sẽ bỏ mạng sau vài giây.


Sàn hang thì lớp nhớp những mảng chất nhầy.

Làm sao, làm như thế nào mà các nhà nghiên cứu lại quyết định đặt chân tới vùng đất chết chóc này? Họ làm vì khoa học và tất nhiên, kèm theo trợ giúp đắc lực của khoa học.

Sử dụng một ống thông gió lớn, họ có thể rút bớt lượng khí lưu huỳnh ra khỏi hang, và có thể thâm nhập vào đó một cách bớt nguy hiểm hơn. Vào trong hang, cảnh tưởng họ thấy thật kinh hoàng nhưng cũng thật lộng lẫy: cả một thế giới chưa từng có con người đặt chân tới.


Thạch nhũ trên trần hang.

Tưởng chừng như không loài sinh vật nào sống sót trong một môi trường kinh dị như vậy, nhưng trong lòng hang, cả một hệ sinh thái khép kín vẫn tồn tại. Những sinh vật này sống không cần ánh nắng mặt trời, chúng gồm nhiều loại côn trùng, bọ, nhện và đặc biệt nhất, là một loài giun có màu máu đỏ. Chúng tụ tập thành từng đám dưới sàn hang và ăn những cục chất nhầy chứa đầy vi khuẩn đơn bào rụng xuống từ trần hang, cũng như có sẵn ở trên mặt đất.

Những con giun này có thể sống tại những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt, được tìm ra bởi nhà sinh vật học David Steinmann khi khám phá Hang Lưu Huỳnh này hồi năm 2007, nhưng phải mất tới 1.000 giờ phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học mới xác định được đây là một giống loài mới.


Những con giun này có thể sống tại những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt.

Loài giun này cực kì nhỏ, chỉ dài có 2,5cm và mỏng như ngòi bút chì vậy. Chúng bám dính lấy nhau thành từng cụm và tha thẩn "dạo chơi" trên thành và nền hang. Với cơ thể trong suốt, ta có thể dễ dàng thấy được những mạch máu đỏ trong cơ thể của chúng.

Nhà sinh vật học hang động Steinmann kể lại kí ức hơi kinh dị và nhầy nhụa của quá trình khám phá hang động này "Nó như là một điềm gở vậy. Tôi phải leo và bò qua một cái dốc nhớp nháp và đầy bùn, đầy mùi trứng thối để vào được tới hang".

Và chỉ phải lo lắng tới không chỉ khí lưu huỳnh cực độc nơi đây, trần hang còn nhỏ giọt acid đủ mạnh để là thủng áo bạn nữa.

Cảm giác như bước vào hang ổ của bè lũ Alien trong bộ phim của James Cameron vậy. Hay còn một cảm giác có thể thấy được qua lời kể của các nhà khoa học, đây như là dạ dày của một sinh vật khổng lồ nào đó: nhầy nhụa dịch và đầy acid, với mùi hôi thối đặc trưng.

Sau khi vất vả vượt qua được gian đầu tiên, từ gian thứ hai trở đi hoàn toàn bị bóng tối bao phủ. Và khi bật đèn lên, cả đoàn kinh ngạc với cảnh tượng họ nhìn thấy. Những khối thạch cao lấp lánh ánh đèn, có lẽ là những thứ ánh sáng đầu tiên lọt vào được cái hang chết chóc này. Và bất ngờ lớn nhất mà các nhà khoa học tìm thấy là những cụm giun máu đỏ sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy.


Những cụm giun máu đỏ sống trong môi trường khắc nghiệt.

Điều thú vị trong khám phá này là chúng ta có thể tìm thấy sự sống trong một môi trường độc hại như vậy. Một hệ sinh thái sống không hề dựa trên ánh sáng Mặt Trời, mà là bằng khí độc hydrogen sulphide (hydro sulfur).

Mức hydrogen sulphide trong hệ thống hang động này cao hơn 10 lần so với những núi lửa dưới lòng đại dương, những nơi cũng có một hệ thống sinh thái tồn tại.

David Steinmann cũng tin rằng đây có thể có tiềm năng có lợi cho y học trong tương lai khi nghiên cứu loài giun này. Bên cạnh việc chúng có khả năng kháng lại độc tố trong lưu huỳnh, việc máu loài giun này có màu đỏ thể hiện rằng máu chúng có tương tác rất tốt với oxy, đó có thể là những khám phá hữu ích cho con người để có thể tìm hiểu, nghiên cứu những môi trường thiếu hụt oxy.

Cập nhật: 10/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video