Các kim tự tháp của Ai Cập được tạo ra từ công nghệ… bê tông cổ đại?

Bí ẩn xung quanh việc xây dựng các kim tự tháp từ lâu đã có nhiều tranh cãi. Trong một nỗ lực nghiên cứu mới đây, một nhà khoa học người Pháp đã đưa ra ý tưởng gây tranh cãi rất lớn.

Theo quan điểm của mình, nhà khoa học vật liệu người Pháp có tên Joseph Davidovits tin rằng các khối tạo nên kim tự tháp Ai Cập mang tính biểu tượng không phải được khai thác trước khi vận chuyển đến Giza, mà được đúc từ… bê tông đá vôi với sự hỗ trợ của khuôn gỗ.


Joseph Davidovits cho rằng, khối tạo nên kim tự tháp Ai Cập được đúc từ… bê tông đá vôi với sự hỗ trợ của khuôn gỗ.

Joseph Davidovits lập luận rằng điều này sẽ tạo ra khả năng đạt được độ chính xác vô song và các đường nối siêu mỏng giữa các khối khổng lồ, vì trạng thái lỏng ban đầu của bê tông cổ đại sẽ khiến chúng ít nhiều có thể tự san phẳng.

Davidovits cũng tin bản chất của đá vôi mềm ở địa phương làm nền tảng hiệu quả cho lý thuyết mới của ông, lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1974, cho rằng các bộ phận cấu thành của kim tự tháp không bị cắt và di chuyển xe trượt tuyết hoặc con lăn gỗ đặc biệt.

Thậm chí, Joseph Davidovits còn lưu ý đá vôi trong các khối kim tự tháp khác với vật liệu được phát hiện tại các mỏ đá lân cận..

Đá vôi Ai Cập tự nhiên chứa khoảng 96-99% Calcite, 0,5-2,5% thạch anh, dolomite, thạch cao và sắt-alumino-silicate, nhưng các khối kim tự tháp có 85-90% Calcite, cũng như các khoáng chất phụ như opal, hydroxyl-apatite.

Dựa trên điều này và các bằng chứng khác, Davidovits đã đi đến kết luận các khối kim tự tháp không phải được cấu tạo từ đá vôi tự nhiên mà là từ bê tông geopolymer - một loại bê tông cổ của Ai Cập. Phát hiện của ông thực tế đã thu hút một loạt chỉ trích kể từ khi nó được đưa ra công luận vào năm 1988.

Trong phòng thí nghiệm của mình, Davidovits mới đây đã thành công trong việc tạo ra một geopolymer đá vôi chỉ sử dụng bốn thành phần được người Ai Cập cổ đại coi là dễ tiếp cận: nước, đá vôi nghiền, vôi sống và natron, một hỗn hợp muối, natri bicacbonat được tìm thấy trên bờ sông Nile được sử dụng rộng rãi trong quá trình ướp xác.

Tuy nhiên, ý tưởng của Davidovits đã bị bác bỏ, cộng đồng nghiên cứu dường như cho rằng điều này là không thể nhưng nó vẫn tạo ra nhiều quan điểm trái chiều.

Cập nhật: 25/03/2021 Theo Sputnik
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video