Các nhà cổ sinh vật học Mexico xác định được loài khủng long mới

Thông báo của INAH cho biết: "Cách đây khoảng 72-73 triệu năm, một loài khủng long ăn cỏ khổng lồ đã chết trong một vùng nước đầy trầm tích, vì vậy xác của nó đã nhanh chóng bị đất bao phủ và được bảo tồn qua thời gian".


Các nhà cổ sinh vật học đã xác định được một loài khủng long mới sau khi tìm thấy mẫu vật có niên đại từ cách đây 73 triệu năm tại miền Bắc Mexico.

Loài khủng long trên được gọi tên khoa học là Tlatolophus galorum. Đuôi của nó được phát hiện đầu tiên, tại khu vực General Cepeda, thuộc bang Coahuila (miền Bắc) vào năm 2013. Việc khai quật được tiếp tục và các nhà khoa học đã phát hiện ra 80% bộ xương của con vật này, gồm hộp sọ, và xương sống dài 1,32m cùng với xương đùi và xương vai, cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định rằng họ đang có trong tay một loài khủng long chưa từng được phát hiện. Theo INAH, loài khủng long này "có tai và có khả năng nghe những âm vực thấp, vì vậy chúng có thể là loài khủng long hiền lành và nói nhiều".

Các nhà cổ sinh vật học cho rằng, loài khủng long này "đã tạo ra những âm thanh lớn để dọa các động vật ăn thịt tránh xa mình, hoặc để gọi bạn tình phục vụ nhu cầu sinh sản".

Phát hiện trên vẫn đang được điều tra thêm, song nghiên cứu về loài vật cổ đại này đã được công bố trên Tạp chí khoa học Cretaceous Research. INAH cho biết: "Đây là trường hợp đặt biệt trong ngành khảo cổ Mexico".

Cập nhật: 17/05/2021 Theo TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video