Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra một ngôn ngữ đã thất lạc từ tàn tích của Đế chế Hittite

Theo thông tin từ Allthatsinteresting, các cuộc khai quật từ thành phố cổ Boğazköy-Hattusha ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiết lộ một tấm bảng có chứa một ngôn ngữ Ấn-Âu chưa được biết đến trước đây.

Việc dịch thuật và nhận dạng ngôn ngữ này sẽ mất nhiều thời gian bởi không ai đã từng thấy nó trước đây, nhưng các chuyên gia xác nhận ngôn ngữ này thuộc họ ngôn ngữ Anatolian-Ấn-Âu và có khả năng là ngôn ngữ của vùng đất Kalašma, một thành phố cổ ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Boğazköy-Hattusha, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, từng là thủ đô của Đế chế Hittite vào cuối Thời đại Đồ đồng, từ khoảng năm 1650 đến năm 1200 trước Công nguyên. Các cuộc khai quật đã diễn ra tại địa điểm này trong hơn một thế kỷ thông qua Viện Khảo cổ học Đức.


Chữ hình nêm là một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Nó là phát minh của những người Sumer cổ đại ở khu vực Lưỡng Hà. (Ảnh: Allthatsinteresting).

Theo Đại học Würzburg, kể từ khi bắt đầu khai quật địa điểm này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy gần 30.000 tấm đất sét có chữ viết hình nêm, theo đó, những tấm đất sét này đã cung cấp cho công đồng khảo cổ học rất nhiều thông tin về lịch sử, xã hội, kinh tế và truyền thống tôn giáo của người Hittite và các nước láng giềng của họ.

Hầu hết các văn bản được ghi trên các tấm đất sét tại địa điểm này đều được viết bằng tiếng Hittite, ngôn ngữ Ấn-Âu lâu đời nhất được biết đến. Nhưng cuộc khai quật năm nay đã tìm thấy những bài tụng được viết bằng ngôn ngữ chưa được biết đến này.

Ngôn ngữ mới được viết bằng chữ hình nêm”, Andreas Schachner, người đứng đầu cuộc khai quật năm nay, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek. “Đó chính là hệ thống chữ viết mà người Hittite đã sử dụng. Văn bản này là một phần của văn bản dài hơn bắt đầu bằng chữ viết Hittite". 

Và theo những nghiên cứu khoa học ngày nay, chúng ta biết được rằng hiện tại có hơn 3 tỷ người nói ngôn ngữ Ấn-Âu, một họ ngôn ngữ liên quan được cho là có một tổ tiên chung thời tiền sử.

Các tấm đất sét được tìm thấy ở Boğazköy-Hattusha đều được viết bằng chữ hình nêm, hệ thống chữ viết lâu đời nhất được biết đến, được phát triển bởi người Sumer cổ đại ở Lưỡng Hà hơn 5.000 năm trước. Chữ hình nêm được sử dụng để viết nhiều ngôn ngữ của thế giới cổ đại, bao gồm tiếng Sumer, tiếng Babylon, tiếng Ba Tư cổ - và ngày nay ngôn ngữ được gọi là “Kalasmaic”.


Người Hittite là tộc dân sống ở vùng Anatolia (Tiểu Á) cổ đại, họ sử dụng thứ ngôn ngữ Ấn - Âu và thành lập một vương quốc lấy trung tâm tại Hattusa) ở miền Trung Bắc Anatolia. Thủ phủ Hattusa được bao quanh bởi sông Halys (người Hittite gọi là Marassantiya). (Ảnh: Allthatsinteresting).

Đế chế Hittite đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 14 trước Công nguyên (TCN) dưới thời vua Šuppiluliuma I. Đế chế Hittite bao trùm Bán đảo Anatolian, nơi tạo thành phần lớn Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và một phần của thượng lưu Lưỡng Hà. Đó là một đế chế hùng mạnh vào cuối thời đại đồ đồng cho đến khi bị Đế quốc Assyrian chinh phục.

Đế chế Hittite có thể đã phát triển chế độ quân chủ lập hiến được biết đến sớm nhất và người Hittite được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh là họ sống giữa những người Israel cổ đại.

Các nhà khảo cổ đã thực hiện một số khám phá thú vị từ Đế chế Hittite. Mới tháng trước, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bộ hài cốt được bảo quản tốt đến đáng kinh ngạc của hai cá nhân thuộc Đế chế Hittite thời kỳ đồ đồng - những hài cốt này được tìm thấy ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ tại Gò Tavşanlı, được mệnh danh là “Trái tim của Tây Anatolia”.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy tàn dư da và não trên hài cốt, được bảo quản thông qua quá trình cacbon hóa xảy ra khi thi thể tiếp xúc với nhiệt độ cực cao. Họ tin rằng hai người này đã bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công vào thành phố và hài cốt có niên đại gần 1700 năm trước Công nguyên.


Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của người Hittite vào khoảng thế kỷ 14 TCN, với phần lãnh thổ rộng khắp gồm phần lớn Anatolia, Tây Bắc Syria, phía trên vùng Mesopotamia. Những gì còn lại của Đế chế Hittite ở thủ phủ Hattusha được bảo tồn khá tốt. Đền thờ, dinh thự hoàng gia, công sự, các đồ trang trí và những trụ đá chạm khắc phù điêu… giúp các nhà nghiên cứu hình dung ra một đế chế hùng mạnh đã ảnh hưởng tới một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến miền Bắc Syria trong suốt khoảng 200 năm. (Ảnh: Allthatsinteresting).

Gần 250 chữ tượng hình cũng được tìm thấy tại địa điểm Hattusa vào năm ngoái trong Đường hầm Yerkapı. Theo Arkeonews, đường hầm rất có thể được sử dụng cho các nghi lễ sùng bái và chữ tượng hình được ước tính đã được vẽ cách đây 3.500 năm .

Schachner, người đã nghiên cứu cả việc phát hiện chữ tượng hình năm ngoái và phát hiện ngôn ngữ Kalasmaic trong năm nay, cho biết: “Chúng tôi đã xác định được tổng cộng 249 chữ tượng hình Anatolian ở đây, nhưng chúng không khác nhau hoàn toàn”. “Tổng cộng chúng ta có thể chia chúng thành tám nhóm. Những ký tự này mang lại sự đổi mới cho chúng ta về mặt xã hội. Vì chúng được viết bằng sơn nên chúng ta cần diễn giải chúng nhiều hơn theo nhiều phương pháp hơn. Chúng tôi nghĩ rằng nó đã được thực hiện nhanh chóng và do đó có thể hiểu được nó một cách nhanh chóng”.

Cập nhật: 29/09/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video