Các nhà khoa học Australia phát hiện thêm hai loài chuột bản địa tí hon

Trong một nghiên cứu công bố ngày 23/2, một nhóm nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Australia (ANU) và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết họ đã phát hiện hai loài gặm nhấm mới có nguồn gốc từ nước này.


Chuột bản địa nhỏ nhất của Australia dài từ 5-7cm và nặng khoảng 6 gram. (Nguồn: theconversation)

Chuột bản địa nhỏ nhất của Australia - tên khoa học là Pseudomys delicatulus, là loài gặm nhấm thuộc họ Muridae, dài từ 5-7cm và nặng khoảng 6 gram, trước đây được cho là một loài duy nhất sống rải rác khắp quốc gia châu Đại Dương này.

Tuy nhiên, bằng cách sử dụng công nghệ di truyền mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có 3 loài gặm nhấm riêng biệt. Chúng được đặt những cái tên liên quan đến địa điểm nơi chúng được tìm thấy.

Tiến sỹ Emily Roycroft, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác nghiên cứu và bảo tồn loài Pseudomys delicatulus vì trước đây các nhà khoa học không hề biết đến sự tồn tại của chúng.

Nghiên cứu cho thấy những con chuột Pseudomys delicatulus đã thích nghi tốt với các môi trường từ sa mạc khô cằn đến rừng rậm.

Tiến sỹ Roycroft cho biết đây là loài gặm nhấm bản địa đã tiến hóa ở Australia trong 5 triệu năm nhưng phải cạnh tranh với các loài xâm lấn như chuột nhà, chuột đen và chuột nâu để sinh tồn.

Cập nhật: 26/02/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video