Một phương pháp điều trị mới được phát triển bởi Đại học Tel Aviv có thể phá huỷ các tế bào ung thư tuyến tụy, tiêu diệt số lượng tế bào ung thư tới 90% sau 2 tuần tiêm một lượng nhỏ phân tử có tên PJ34.
Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư khó điều trị nhất. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh chỉ sống khoảng năm năm sau khi được chẩn đoán, ít hơn nhiều so với nhiều dạng ung thư khác.
Giáo sư Malka Cohen-Armon và tiến sĩ Talia Golan.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư Malka Cohen-Armon và nhóm của bà phối hợp với nhóm tiến sĩ Talia Golan, tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư, Trung tâm Y tế Sheba.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy một phân tử nhỏ có tên là PJ34 được tiêm vào tĩnh mạch gây ra sự tự hủy của các tế bào ung thư ở người.
Nghiên cứu được thực hiện với bằng cách cấy ghép ung thư tuyến tụy ở người vào chuột bị suy giảm miễn dịch. Một tháng sau khi được tiêm phân tử này hàng ngày trong 14 ngày, đã có sự giảm 90% tế bào tuyến tụy trong khối u. Một con chuột có khối u biến mất hoàn toàn.
Phân tử này gây ra sự bất thường trong quá trình nguyên phân của các tế bào ung thư ở người, gây ra cái chết tế bào nhanh chóng.
Hơn nữa, Malka Cohen-Armon cho biết, PJ34 dường như không có tác động đến các tế bào khỏe mạnh, do đó, không có tác dụng phụ nào được quan sát thấy. Các con chuột, cô cho biết tiếp tục tăng trưởng và tăng cân như bình thường.
Mặc dù Cohen-Armon cho biết nhóm nghiên cứu không nghiên cứu cụ thể liệu việc điều trị có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân hay không, nhưng ít nhất nó là phương án đáng chú ý bởi có thể loại bỏ được tế bào ung thư.
Với câu hỏi về việc sẽ mất bao lâu để chuyển từ thử nghiệm chuột sang thử nghiệm trên người? Malka Cohen-Armon nói rằng ước tính ít nhất hai năm với điều kiện có đủ kinh phí và một số vấn đề khác.
Trong thời gian tới, Malka Cohen-Armon cho biết, nhóm sẽ thử nghiệm phương pháp điều trị trên lợn và sau đó xin phép FDA khi tính đến thử nghiệm trên người.