Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa

Các nhà khoa học Nga sẽ lai tạo bướm đêm ăn nhựa để sử dụng các enzym của côn trùng nhằm xử lý rác thải.

Ông Evgeny Popov, chuyên gia hàng đầu của phòng thí nghiệm công nghệ sinh học thuộc Công viên công nghệ Yakutia của Nga, người tham gia dự án SakhaXenos, cho biết theo dự kiến thì dự án thử nghiệm này sẽ khởi động trong năm 2021.


Các nhà khoa học đang nghiên cứu loại enzyme phân hủy nhựa của loài bướm đêm lớn.

Dự án liên quan đến việc tạo ra giải pháp có khả năng phá hủy nhựa. Để phát triển dự án, một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu loại enzyme phân hủy nhựa của loài bướm đêm lớn. Côn trùng này là họ hàng của loài sâu bướm. Trong quá trình tiến hóa, ấu trùng bướm học cách xử lý các polyme như polyetylen, chúng có thể ăn rác thải nhựa: 100 con sâu bướm này ăn khoảng 100 gam nhựa trong vòng 10-12 giờ.

"Chúng tôi sẽ nhận giải mã DNA và chúng tôi tổng hợp loại enzyme này tại cơ sở của các viện khoa học. Từ chất liệu thu được, chúng tôi sẽ tạo ra một loại dung dịch có thể tưới lên rác thải nhựa. Giải pháp này được lên kế hoạch ra mắt vào năm tới",  ông Popov nói.

Nghiên cứu này gồm nhiều giai đoạn. Ban đầu, người ta tạo ra một đàn bướm bố mẹ, gồm hàng trăm nghìn đến hàng triệu cá thể. Sau đó, các nhà nghiên cứu có thể bắt đầu xử lý rác thải nhựa.

Cập nhật: 02/11/2020 Theo Sputnik
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video