Các nhà khoa học nói khỉ có thể nói được như người

Cấu trúc giải phẫu cho thấy khỉ có đủ các bộ phận để phát âm.

"Em sẽ lấy anh nhé?" có lẽ là câu nói lãng mạn nhất mà con người nói với nhau, nhưng nếu câu đó bắt nguồn từ một con khỉ thì nghe hơi bị lạnh gáy.

Các nhà khoa học đã cố gắng để tái tạo lại màn cầu hôn của loài linh trưởng dựa trên những từ ngữ và âm thanh thông qua một máy tính mô phỏng.

Các phát hiện cho thấy rằng những con khỉ có bộ phận sinh học dùng để phát âm, nhưng thiếu đi năng lực não bộ. Điều này đã giúp giải quyết một vấn đề mà từ lâu đã gây chia rẽ trong giới khoa học.

Mặc dù bộ gene của một số loài linh trưởng giống với bộ gen người đến 96%, nhưng con người vẫn là loài duy nhất có khả năng phát âm hoàn chỉnh (có tiếng nói).


Khỉ có thể tạo ra các nguyên âm và thậm chí là cả một từ hoặc một câu hoàn chỉnh.

Các nhà nghiên cứu đã suy nghĩ về vấn đề này, tại sao một loạt những thử nghiệm đều thất bại trong việc cố gắng dạy loài tinh tinh và một số loài linh trưởng thông minh khác nói chuyện.

Họ đều cho rằng, những con vật này đơn giản chỉ là thiếu đi những bộ phận cần thiết cho việc phát âm.

Nhưng những phát hiện gần đây của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Princeton và Đại học Vienna đã cho thấy những điều ngược lại.

Bằng việc phân tích hệ cơ quan phát âm (trong vòm miệng và họng) của loài khỉ, họ tìm ra rằng chúng có khả năng tạo thành năm nguyên âm chính, hình thành cơ sở ngôn ngữ của con người.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy tính để mô phỏng lại những rung động của không khí thông qua cổ họng của động vật, tái tạo lại một câu nói "em sẽ lấy anh nhé?" và xem liệu nó sẽ ra sao.

Mặc dù hơi đáng sợ, các mô phỏng đã cho thấy đó là một câu dễ hiểu, nhưng không được phát âm chính xác như con người.

Ở người, việc phát âm xuất phát thanh quản, với những âm thanh được tinh chỉnh bởi các chuyển động của môi và lưỡi. Có thể thấy rõ điều này qua cách con người phát âm những từ khác nhau sẽ có những cử động của môi, lưỡi và các bộ phận trên khuôn mặt cũng khác nhau.

Khi những tiếng gọi khỉ được xử lý bởi một máy tính mô phỏng thanh quản của loài khỉ, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng chúng có thể tạo ra các nguyên âm và thậm chí là cả một từ hoặc một câu hoàn chỉnh, những âm thanh này có thể hiểu được nhưng nghe rất giống tiếng khỉ.

"Tôi hi vọng nghiên cứu này đã mãi mãi đảo ngược những huyền thoại phổ biến về sự giới hạn thanh quản của loài khỉ, lý do được đưa ra để giải thích việc chúng không thể nói", Giáo sư Tecumseh Fitch đến từ Đại học Vienna.


Cấu trúc giải phẫu cho thấy khỉ có đủ các bộ phận để phát âm.

Ngoài các loài linh trưởng, nghiên cứu cho thấy rằng một số loài động vật khác cũng có khả năng phát âm.

Cấu trúc giải phẫu cho khả năng phát âm có thể đã có sẵn ở những loài linh trưởng cổ đại trong quá khứ tiến hóa của chúng ta. Nhưng có một sự thay đổi tương đối trong khả năng của não bộ cho phép con người có thể làm chủ việc giao tiếp phức tạp đến vậy.


Cấu trúc giải phẫu cho khả năng phát âm có thể đã có sẵn ở những loài linh trưởng cổ đại trong quá khứ tiến hóa của chúng ta.

Giáo sư Fitch nói thêm: "Tôi nghĩ rằng, kết hợp với những dữ liệu khác cho thấy rằng, hầu như bất kỳ loài động vật có vú linh hoạt nào cũng có thể tạo ra các khoảng âm thanh lớn - bao gồm cả chó và lợn".

Giáo sư Asif Ghazanfar, Viện Khoa học Thần kinh Princeton nói: "Hiện nay, không ai có thể nói rằng việc thiếu những bộ phận về phát âm làm cho loài khỉ không thể nói chuyện - đó phải là một vấn đề gì khác xuất phát từ bộ não".

"Câu hỏi thú vị hiện nay là, cái gì trong não bộ con người đã làm nên điều đặc biệt?"

Cập nhật: 20/12/2016 Theo Thời Đại
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video