Các nhà khoa học phát hiện hai loài nấm ăn thịt mới có thể biến ruồi thành "zombie"

Theo The Guardian, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch) mới đây đã phát hiện ra 2 loại nấm ký sinh mới là Strongwellsea tigrinae và Strongwellsea acerosa, vốn có đặc tính bám vào vật chủ là hai loài ruồi Coenosia tigrina và Coenosia testacea.

Nếu như các loài nấm ký sinh khác chỉ mọc bào tử khi vật chủ chết, 2 loại nấm này lại có cơ chế hoạt động khác biệt và cực kỳ đáng sợ. Cụ thể, vật chủ sau khi bị nhiễm nấm vẫn có thể sống thêm nhiều ngày, thậm chí tương tác như bình thường với các con ruồi khác.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng những loại nấm này có thể sản sinh ra các chất giống như amphetamine, giúp giữ cho mức năng lượng của ruồi luôn ở mức cao nhất cho đến khi bị ăn hết mô trong cơ thể", giáo sư Jorgen Eilenberg của khoa Khoa học thực vật và Môi trường tại Đại học Copenhagen, cho biết.


Một con ruồi bị nhiễm nấm Strongwellsea tigrinae. Bào tử được thải ra ngoài qua một lỗ trên bụng. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen).

Tuy nhiên trên thực tế, 2 loài nấm này sẽ "ăn thịt" dần vật chủ từ bên trong, bắt đầu từ bộ phận sinh dục, mỡ, cơ quan sinh sản, mô cơ thể. Cuối cùng, nó sẽ đục thủng bụng của con mồi, với mục đích phát tán (và lây nhiễm) hàng ngàn bào tử nấm vào không khí, sang những con ruồi khác khi chúng tương tác với nhau.

Theo nhóm nghiên cứu, bản thân các bào từ nấm này cũng có hình dạng thon dẹp giống như những quả ngư lôi, nhằm tăng tốc di chuyển trong không khí. Nếu chúng đáp xuống một con ruồi khác, chúng sẽ bám vào lớp biểu bì và sau đó chui vào bụng con mồi mới, nơi chúng bắt đầu sinh sôi. Sau khoảng vài ngày nhiễm nấm và bị "nuốt chửng" từ bên trong, con ruồi sẽ nằm ngửa, co giật suốt vài giờ trước khi chết.


Bào tử của nấm ký sinh Strongwellsea acerosa. Vật chủ bị nhiễm bệnh tiếp tục hoạt động trong nhiều ngày. (Ảnh: Khoa Khoa học / Đại học Copenhagen)

Theo nghiên cứu bởi Đại học Copenhagen và Bảo tàng Lịch sử quốc gia Đan Mạch, phương thức lây lan bằng cách để vật chủ tồn tại theo kiểu ‘xác sống’ nhằm phát tán bào tử được gọi là lây nhiễm vật chủ chủ động (AHT). Đây là cách lây nhiễm hiệu quả để tiếp cận các vật chủ khỏe mạnh khác.

Các nhà khoa học cho rằng loài nấm trên có thể sản sinh ra chất kích thích khiến vật chủ trở thành những "xác sống", với mô cơ thể vẫn tươi giúp chúng sống tiếp vài ngày sau khi nhiễm và chỉ chết sau khi bị ăn hết mô trong bụng.

Hiện tại, loài nấm này dường như chỉ nhiễm trên một tỷ lệ nhỏ ruồi khỏe mạnh, khoảng 3-5%. Do vật chủ tiếp tục sống bình thường trong vài ngày nên rất khó xác định con ruồi nào bị nhiễm. Đây là lý do chính vì sao chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế AHT. Cơ chế lây nhiễm này trước đó chỉ được phát hiện ở 2 loài nấm lây nhiễm cho ve sầu theo cách tương tự.

Cập nhật: 21/12/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video