Những khả năng đáng kinh ngạc của côn trùng

Trong thế giới tự nhiên đầy bí ẩn, một số loài côn trùng cũng được ví như những chiến binh thực thụ vì chúng có những khả năng ưu việt xứng đáng được ghi vào “sách giáo khoa quân sự”. Dưới đây là những kỹ năng đặc biệt của một số loài côn trùng có thể sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.

Bất ngờ trước những khả năng siêu phàm của côn trùng

1. Nhện - Chống đạn

Ít ai biết được áo chống đạn Kevlar được sử dụng trong các đơn vị đặc nhiệm là loại áo giáp bền nhất mà con người từng tạo ra. Nhưng các sợi tơ do nhện nhả ra còn bền hơn gấp 3 lần loại áo giáp trên. Hơn nữa, nó còn nhẹ một cách đáng ngạc nhiên. Một sợi tơ nhện cuốn một vòng quanh trái đất chỉ nhẹ hơn một bánh xà phòng. Một số nhà khoa học đã tìm cách tạo ra tơ nhện trong phòng thí nghiệm nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả khả quan.

2. Gián - Chống phóng xạ

Loài gián đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 300 triệu năm. Nếu chiến tranh hạt nhân có xảy ra thì một điều chắc chắn là chúng chẳng hề hấn gì. Không giống như con người, khả năng chịu phóng xạ của gián thật đáng nể. Cứ hai tuần gián lột xác một lần, quá trình này kéo dài 2 ngày. Trong quá trình gián lột xác, các tế bào sẽ phân chia và chỉ khi phân chia, tế bào mới dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với phóng xạ. Do đó một vụ nổ hạt nhân lớn có thể quét sạch loài người, nhưng có đến ¾ loài gián có thể sống sót nếu chúng không trong thời gian lột xác vào lúc đó.

3. Châu chấu - “Pháo đài” bay

Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao châu chấu có thể đột ngột ập đến theo binh đoàn hỗn loạn, trông khổng lồ như chiếc Không lực 1 chuyên chở các tổng thống Mỹ. Một giả thuyết cho rằng châu chấu có khả năng cảm nhận được sự thay đổi về số lượng. Khi đàn châu chấu chuyển động, các con khác tự động gia nhập vào đội hình. Nhà nghiên cứu Stephen Simpson thuộc trường Đại học Sydney cho biết châu chấu cảm thấy an toàn khi ở trong đàn hơn là tách ra riêng lẻ bởi chúng chỉ có hai sự lựa chọn hoặc tìm mồi theo đàn hoặc trở thành con mồi.

4. Đom đóm - Mã hóa dữ liệu

Khả năng phát quang sinh học của đom đóm không đơn thuần chỉ là một cái bẫy chết người. Kỳ lạ hơn nữa ánh sáng phát ra từ đóm đóm là một loại ngôn ngữ được mã hóa, một kiểu tín hiệu Moóc-xơ. Các ánh sáng nhấp nháy với tần số dài ngắn khác nhau ẩn chứa những thông điệp khác nhau, đó có thể là lời mời gọi bạn tình, cũng có thể là tín hiệu cảnh báo kẻ thù hay là một cái bẫy để dụ con mồi. Việc giải mã những tín hiệu ánh sáng của đom đóm hết sức phức tạp. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được liệu còn có những thông điệp nào khác được mã hóa trong tín hiệu ánh sáng của đom đóm hay không.

5. Ong - Tạo lốc xoáy

Bay bằng cách tạo bão của ong có lẽ là kỹ năng mà một Ninja cũng không mong đợi nhiều hơn. Mãi đến năm 2006, chúng ta mới lý giải được tại sao một con ong với đôi cánh nhỏ bé có thể tạo được lực đẩy để nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể lên không khí. Không giống như cánh máy bay được thiết kế tạo phản lực để nâng thân máy lên, cánh của ong đập từ sau ra trước có tác dụng như cánh quạt của chiếc trực thăng. Khi đập cánh nó tạo ra một cơn lốc xoáy giống như một cơn bão nhỏ trong không khí. Mắt bão có áp suất thấp hơn so với không khí xung quanh, nhờ đó giữ những cơn lốc xoáy nằm ở phía trên cánh và giúp cho ong bay được.

6. Ve sầu - Tránh kẻ thù

Có lẽ trong tự nhiên, không có mấy loài thông minh được như ve sầu định kì (periodical cicadas). Khả năng tính toán “số học” phi thường giúp những con ve sầu này tránh “chạm trán” kẻ thù của mình. Chúng có vòng đời xuất hiện trên mặt đất 13 năm hoặc 17 năm trong khi những kẻ săn mồi ve như ong bắp cày và bọ ngựa chỉ có vòng đời 3 hoặc 5 năm. Các vòng đời này không bao giờ trùng nhau do 13 và 17 đều là số nguyên tố. Vì vậy ve sầu và thiên địch của chúng không bao giờ xuất hiện trên mặt đất cùng thời gian.

7. Bọ cạp - Tinh thần chiến binh

Không chỉ có cái đuôi tẩm độc mà toàn thân bọ cạp còn là một chiếc áo giáp. Trong bóng tối, chúng có thể làm bất kỳ kẻ thù nào hoảng sợ bằng cách tự phát sáng.

8. Bọ phân: định vị ánh sáng mặt trăng

Do mặt trăng mờ hơn mặt trời rất nhiều nên không ai dám chắc liệu động vật có thể sử dụng ánh trăng phân cực để định vị hay không.

Hiện Marie Dacke thuộc ĐH Lund, Thụy Điển và nhóm của bà chỉ ra rằng bọ phân Scarabaeus Zambesianus sử dụng thị lực phân cực. Chúng thường tìm tới đống phân, nặn thứ chất thải đó thành một quả cầu rồi lăn nó đi. Sau khi đi được một quãng an toàn, chúng chôn quả cầu phân và ăn nó dưới đất.

Loài bọ này rời đống phân theo một đường thẳng do chúng cần phải thoát thân nhanh khi những bọ phân khác chiếm đoạt các quả cầu đang được vận chuyển. Theo nhóm nghiên cứu, loài bọ này sử dụng ánh sáng phân cực của mặt trăng, chứ không phải chính mặt trăng. Một vài khoảng trời quang mây cũng cung cấp đủ ánh sáng cho việc định vị.

Khi các chuyên gia đặt một thiết bị lọc phân cực bên trên bọ phân để đổi hướng phân cực 90 độ, họ thấy chúng quay một góc vuông. Vào những đêm không trăng hoặc trời quá nhiều mây, bọ phân không thể di chuyển theo một đường thẳng. Nhóm nghiên cứu tìm thấy các thụ thể đặc biệt trong mắt của chúng. Những thụ thể đó dò ánh sáng mặt trăng phân cực mờ gấp 1 triệu lần ánh sáng mặt trời.

 

Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video