Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã tìm ra lý do vì sao học sinh Việt Nam luôn đạt điểm cực cao trong thi cử

Việt Nam là một trong những trường hợp khó hiểu nhất ngành giáo dục: Một đất nước thu nhập thấp nhưng lại sản sinh những học sinh làm tốt các bài kiểm tra chuẩn hóa quốc tế không thua gì học sinh các nước phát triển nhất thế giới.

Rõ ràng luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia với năng lực học sinh nước đó thể hiện qua các bài thi chuẩn hóa. Thế nhưng việc người Việt Nam với mức thu nhập đầu người khá thấp lại thể hiện tốt quá mức người ta có thể mong đợi ở một quốc gia như vậy thật sự là một câu chuyện khó hiểu.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả các bài kiểm tra chuẩn hóa quốc tế để tìm hiểu rõ hơn về "hiện tượng Việt Nam" này. Trong bài kiểm tra TIMMS, học sinh Việt Nam đã làm tốt hơn hẳn học sinh các nước sở hữu cùng mức thu nhập bình quân đầu người như Ấn Độ, Peru, Tunisia hay Philippines, chi tiết có thể thấy trong biểu đồ dưới đây:


Điểm TIMMS (tỷ lệ trả lời đúng - cột dọc) so với GDP đầu người thực tế (theo chuẩn WDI - cột ngang)

Một bài nghiên cứu từ năm 2014 của Abhijeet Singh về kết quả bài thi TIMMS cho thấy năng lực vượt trội của trẻ em Việt Nam đã bắt đầu từ rất sớm – trẻ em 5 tuổi đến từ quốc gia này đã có khả năng cao hơn một chút so với bạn bè cùng trang lứa từ các nước đang phát triển, và khoảng cách năng lực này tiếp tục gia tăng ở những năm kế tiếp khi chúng lớn lên.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng "một năm tiểu học ở Việt Nam được coi là 'năng suất' hơn hẳn một năm tiểu học ở Peru hay Ấn Độ xét về kỹ năng thu nạp được."

Trong một bài báo của mình trên trang Research on Improving Systems for Education, Lee Crawfurd có viết "Vấn đề mà nghiên cứu này đặt ra qua kinh nghiệm của Việt Nam chính là "Tại sao một số quốc gia lại đạt được năng suất học tập tính theo từng năm cao hơn những quốc gia khác?""

Gần đây, một nghiên cứu của hai học giả Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik đến từ World Bank cũng nỗ lực đi tìm lời giải đáp cho ẩn số Việt Nam qua kết quả bài kiểm tra PISA (Chương trình đánh giá quốc tế cho học sinh) năm 2012.

Ngoài Việt Nam còn có 7 nước đang phát triển khác tham gia bài đánh giá. Việt Nam xếp cuối trong danh sách GDP bình quân đầu người của nhóm này với mức 4.098 USD/năm. Tuy nhiên, mức điểm mà học sinh đến quốc gia này đạt được vẫn cao hơn các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là điểm toán trong bảng so sánh mức điểm và GDP đầu người dưới đây:


Điểm PISA năm 2012 (cột dọc) so sánh với GDP đầu người (USD - cột ngang)

Mức điểm học sinh Việt Nam đã gần đuổi kịp học sinh Phần Lan và Thụy Sỹ và lại một lần nữa khiến chúng ta phải thắc mắc.
Tính riêng môn toán thì mức điểm trung bình của học sinh Việt Nam đã bỏ xa mức trung bình của học sinh 7 nước đang phát triển còn lại tới 128 điểm.

Chuyện gì đang xảy ra?

Sau khi tổng hợp các dữ liệu từ PISA, bao gồm cả các câu hỏi về hoàn cảnh, trải nghiệm học tập và hệ thống giáo dục của học sinh, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng sự đầu tư cho giáo dục cùng truyền thống văn hóa chính là một phần nguyên nhân dẫn đến sự vượt trội của học sinh Việt Nam.

Truyền thống văn hóa thực chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của học sinh. Về cơ bản, học sinh Việt Nam tập trung và rất coi trọng việc học. Họ ít khi đi học muộn, tìm lý do vắng mặt hay bùng học. Học sinh Việt Nam cũng thường dành nhiều hơn 3 tiếng tự học thêm ngoài giờ lên lớp so với học sinh các nước đang phát triển khác. Những học sinh này cũng ít lo lắng về môn Toán và khá tự tin về việc họ có thể ứng dụng nó ra sao trong tương lai.

Ngoài ra cũng phải kể tới việc cha mẹ Việt Nam thường tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập của con cái, giúp đỡ chúng và thậm chí còn đứng ra kêu gọi góp quỹ cho trường học. Hệ thống giáo dục cũng tập trung hơn: Giáo viên có ít quyền tự chủ và bị quản thúc chặt chẽ hơn so với các nước khác. So với các nước phát triển thì Việt Nam cũng chú trọng thành tích học tập của học sinh hơn những yếu tố khác như ngoại khóa hay thể thao.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là Việt Nam đầu tư khá nhiều vào giáo dục so với các nước đang phát triển khác, nhất là lại trong điều kiện GDP thấp hơn. Với mức độ phát triển kinh tế không cao, các bậc cha mẹ không được giáo dục đẩy đủ bằng tầng lớp sau và cũng có ít trường học ở thành thị hơn các khu vực nông thôn, quốc gia này có vẻ như sẽ khó có được một nền giáo dục tốt.

Tuy nhiên, mặc cho những khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất các trường học tại Việt Nam lại khá tốt. Và mặc dù các trường học sở hữu rất ít máy tính nhưng chúng đều được kết nối Internet, một trong những bằng chứng cho thấy mức độ đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam.

Người Việt hiện nay cũng được tiếp cận với giáo dục từ sớm hơn trước – đây là một trong những quốc gia có tỷ lệ học sinh theo học các chương trình chuẩn bị vào lớp 1 khá cao.

Tất nhiên tất cả những yếu tố này cộng lại mới chỉ giải thích được một nửa khoảng cách vượt trội của học sinh Việt Nam so với các nước cùng mức GDP. Những yếu tố khác trong ẩn số này hiện vẫn chưa được được làm rõ, tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy một điều là học sinh những quốc gia nghèo cũng hoàn toàn có thể đạt đến ngưỡng như học sinh những đất nước giàu có.

Cập nhật: 22/06/2017 Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video