Các nước phát triển công bố kế hoạch phát triển và tài trợ mua vắc-xin

Vào thứ Sáu tuần rồi, các quan chức của một số nước phát triển đã bắt đầu một kế hoạch được chờ đợi đã lâu. Kế hoạch này nhằm hỗ trợ và tài trợ cho việc phát triển vắc-xin dành cho trẻ em ở các nước nghèo và các nước phát triển sẽ mua các loại vắc-xin này một khi chúng được sản xuất.

(Ảnh: derstandard.at)
Trong giai đoạn đầu của chương trình, còn được gọi là chương trình Cam kết Tiến đến Thị trường, các nước phát triển sẽ mua vắc-xin ngừa viêm phổi, loại vắc-xin có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em, là loại bệnh có thể gây chết người. Loại vắc-xin này không thích hợp để sử dụng ở các nước đang phát triển vì nó vừa mắc tiền và loại đang được lưu hành lại không có tác dụng bảo vệ chống lại một số chủng vi-rút thường gặp ở các nước nghèo.

Theo Ngân hàng Thế giới và GAVI - Quỹ vắc-xin Toàn cầu- hai đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình thì chương trình này được tài trợ thông qua sự đóng góp từ chính phủ của các nước phát triển với chí phí 1,5 tỷ Đô-la, và đến năm 2030 nó có thể giúp ngăn chặn 5,4 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em. Kể từ cuối thập niên 1990, vắc-xin ngừa viêm phổi cho trẻ em đã được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác.

Theo kế hoạch mới do chính phủ Ý dẫn đầu này thì trong tương lai các quốc gia phát triển cam kết sẽ thay mặt cho các nước nghèo mua vắc-xin theo yêu cầu của các nước nghèo với điều kiện là các loại vắc-xin này tuân thủ đúng tiêu chuẩn của kế hoạch. Số tiền đóng góp này cũng giúp khuyến khích các nhà sản xuất thuốc bào chế riêng các loại vắc-xin để sử dụng ở các nước đang phát triển cũng như tăng gia sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thông thường, thị trường ở các nước nghèo không đem lại những khuyến khích như vậy vì hầu hết các nước này đều không có đủ khả năng tự mua vắc-xin. Các nước tham gia vào chhương trình Cam kết Tiến đến Thị trường đã quyết định bắt đầu chương trình với vắc-xin ngừa viêm phổi vì có thể nhanh chóng đưa ra thị trường loại vắc-xin này.

Phát biểu tại buổi họp ở Rome để giới thiệu chương trình này, Bộ tr
Bộ trưởng Tài chánh Ý, ông Tommaso Padoa-Schioppa (Ảnh: unibg.it)
ưởng Tài chánh Ý, ông Tommaso Padoa-Schioppa, cho biết: Chương trình này “tạo ra những khuyến khích thị trường ở nơi mà thị trường tư nhân không làm được.” Nữ hoàng Rania của Jordan, Ông Gordon Brown, Bộ trưởng Tài chánh của Anh, và ông Paul D. Wolfowitz, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cũng tham dự buổi họp này.

Ý, Canada, Na Uy, Anh và Nga đã cam kết tài trợ tiền. Ông Heatherwick Ntaba, Nguyên Bộ trưởng Y tế của Malawi, cho biết: “Hôm nay thật là một ngày vĩ đại dành cho phụ nữ và trẻ em nghèo của thế giới.”

Chương trình Cam kết Tiến đến Thị trường là một trong những chương trình mới của các quốc gia giàu có nhằm mục đích mang lại sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Phi, nơi đang bị vi-rút HIV và AIDS tàn phá.

Ngoài ra, Pháp còn có một sáng kiến nữa là dùng tiền thuế đánh vào các hãng hàng không để mua thuốc cho các nước nghèo.

Tuy nhiên, đây là chương trình đầu tiên tập trung vào vắc-xin để phòng ngừa bệnh, mà trong trường hợp này là bệnh viêm phổi. Trong tương lai, nhóm này hy vọng sẽ bắt đầu những hoạt động tương tự đối với vắc-xin ngừa sốt rét và các bệnh khác.

Ông Tido von Schoen-Angerer, giám đốc chương trình vận động các loại thuốc thiết yếu thuộc tổ chức Thầy thuốc không Biên giới cho biết: “Đây thật sự là một thử thách để xem liệu chúng ta có thể thực hiện được các cơ chế mới để sẵn sàng có vắc-xin mà các nước đang phát triển có đủ khả năng mua được chúng hay không.”

Linh Anh

Theo New York Times, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video