Các Tiểu vương quốc Ả Rập khiến thế giới ngỡ ngàng khi chi gần 500 tỷ đồng “gieo mây trên trời”

Đối mặt với một tương lai thiếu nước trầm trọng, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã triển khai một dự án để tăng lượng mưa khu vực.

Nhiệt độ toàn cầu tăng đang gây áp lực lên các khu vực Trung Đông. Nơi đây cực kỳ dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với một vấn đề lớn: Làm thế nào để giải quyết vấn đề thiếu nước?


UAE thực hiện gieo mây mỗi năm để tăng cường lượng mưa. (Ảnh minh họa).

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có lượng mưa trung bình dưới 200 mm mỗi năm, trái ngược hoàn toàn với mức trung bình 1.051 mm của London và 3.012 mm của Singapore.

Tại UAE, nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C trong mùa hè và 80% cảnh quan đất nước được bao phủ bởi địa hình sa mạc. Nắng nóng cực độ có thề khiến vấn đề kham hiếm nước thêm trầm trọng và hạn chế năng suất nông nghiệp nước này.

Liên Hợp Quốc dự đoán đến năm 2025, 1,8 tỷ người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước tuyệt đối. Trung Đông là một trong những khu vực căng thẳng nhất về nước, với khoảng 83% dân số trong khu vực có nguy cơ gặp phải tình trạng thiếu nước mức độ cao.

Đối mặt với những thách thức cốt lõi của khu vực, các quốc gia vùng Vịnh đã triển khai một dự án để giải quyết vấn đề này.

Dự án gieo mây

Vào những năm 1990, UAE đã giới thiệu một phương pháp tăng cường mưa gọi là gieo đám mây. Tạo ra mây là quá trình tăng lượng mưa tạo ra từ những đám mây trên trời, để cải thiện tình trạng thiếu nước ở các khu vực khô cằn.

Vào đầu những năm 2000, Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã phân bổ tới 20 triệu USD (khoảng 494 tỷ VNĐ) cho nghiên cứu gieo đám mây. UAE hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ ở Colorado và NASA để triển khai chương trình này.

Chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm có tên là Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NCM) ở Abu Dhabi, nơi thực hiện hơn 1.000 giờ gieo mây mỗi năm để tăng cường lượng mưa.

NCM có mạng lưới radar và hơn 60 trạm thời tiết để quản lý các hoạt động gieo mây và giám sát chặt chẽ các điều kiện khí quyển.


Công nghệ này dựa trên nền tảng khoa học. (Ảnh: Getty Images).

Cách thức gieo mây

Các nhà dự báo thời tiết tại trung tâm có thể quan sát lượng mưa trong các đám mây và xác định các đám mây nào thích hợp để gieo thêm nước, nhằm mục đích tăng tỷ lệ mưa.

Sau khi phát hiện đúng đám mây, họ sẽ hướng dẫn phi công lái những máy bay chuyên dụng có gắn thiết bị gieo mây nhân tạo ở cánh máy bay. Chúng chứa các chất hút ẩm, thường là muối hygroscopic, có khả năng hấp thụ hơi nước từ không khí và tạo ra các hạt nước. Khi được đốt cháy, hygroscopic flares tạo ra các hạt muối mịn có thể hấp thụ hơi nước và phát triển thành giọt mưa. Khi đám mây quá nặng, mưa sẽ được hình thành.

Trong chuyến thăm NCM, Tổng Giám đốc Abdulla Al Mandous cho biết công nghệ này dựa trên nền tảng khoa học. Và ông nói thêm rằng chương trình ở Abu Dhabi không sử dụng bạc iodide. Vật liệu này đã bị chỉ trích vì những tác hại tiềm tàng đối với môi trường và con người.

NCM cho biết họ không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào trong hoạt động của mình. “Máy bay chuyên dụng của chúng tôi chỉ sử dụng muối tự nhiên và không sử dụng hóa chất độc hại”.

Giám đốc Al Mandous cho biết trung tâm đã bắt đầu sản xuất chất gieo mây của riêng mình gọi là vật liệu nano, một loại muối mịn được phủ oxit titan, hiệu quả hơn những gì họ đang sử dụng. Ông cho biết nó sẽ mang lại hiệu quả gấp 3 lần so với pháo sáng hút ẩm. Vật liệu này hiện đang được thử nghiệm tại nhiều khu vực ở UAE và Mỹ.

Cập nhật: 19/03/2024 nhipsongthitruong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video