Các triệu chứng của không dung nạp lactose và mẹo xử lý

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác đầy bụng, chướng hơi sau khi uống sữa hoặc ăn phô mai? Nếu có, thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng không dung nạp lactose.

Sữa và các sản phẩm khác từ sữa có chứa một loại đường (hoặc carbohydrate) gọi là lactose. Thông thường, cơ thể sẽ phân hủy lactose thành các thành phần đơn giản hơn nhờ sự trợ giúp của enzyme lactase. Hầu hết các loài động vật có vú ngưng sản xuất lactase khi đã cai sữa. Tuy nhiên, hầu hết những người gốc Tây Âu vẫn tiếp tục sản sinh lactase trong suốt cuộc đời.

Nếu không đủ lactase, người đó có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose. Đây được gọi là hội chứng không dung nạp lactose hay thiếu hụt lactase.

Rất hiếm khi người da trắng mắc chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên, một dạng của hội chứng không dung nạp lactose phát triển sau khoảng 5 tuổi lại khá phổ biến (và bình thường) ở các nước Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và một số nước Địa Trung Hải, cũng như thổ dân Úc. Có tới 5% người da trắng và 75% người không phải da trắng sống ở Úc không thể dung nạp lactose.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh có thể dung nạp lactose. Nhiều trẻ sơ sinh Úc không cần thiết cai sữa nhưng do sự cáu kỉnh của chúng đã khiến người ta nhầm tưởng là do không dung nạp lactose. Thực tế, dạng nghiêm trọng của hội chứng này - không dung nạp lactose căn bản hoặc bẩm sinh (khi trẻ sơ sinh không sản xuất lactase từ khi sinh ra) lại rất hiếm.

Không dung nạp lactose thứ phát sẽ phổ biến hơn. Ví dụ, nó có thể xảy ra tạm thời sau một đợt viêm dạ dày ruột (gastro), nhưng thường được cải thiện sau vài tuần khi niêm mạc ruột lành lại.


Trên thực tế, trẻ sơ sinh có thể dung nạp lactose.

Các triệu chứng không dung nạp lactose

Các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Bệnh tiêu chảy

Nếu bạn đang gặp những triệu chứng trên và lo lắng, thì hãy đi khám bác sĩ.

Không nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn do nghi ngờ bản thân không thể dung nạp lactose, vì thực phẩm từ sữa là nguồn giàu chất dinh dưỡng. Một số sản phẩm từ sữa (chẳng hạn như pho mát cứng) không chứa lactose và những sản phẩm khác (chẳng hạn như kem, bơ, pho mát tươi và ricotta) chứa rất ít. Nhiều người mắc hội chứng không dung nạp lactose vẫn có thể dung nạp một lượng nhỏ lactose với các triệu chứng rất nhỏ.

Đường sữa không tiêu

Enzyme lactase phân hủy đường sữa (lactose). Enzyme lactase có trong lớp niêm mạc của ruột non, chúng biến đổi đường sữa thành các hợp chất dễ hấp thụ như là glucose và galactose.

Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ lactase, lactose sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non theo cách thông thường. Thay vào đó, chúng tiếp tục di chuyển dọc theo đường tiêu hóa đến ruột già, nơi vi khuẩn phân hủy một phần chúng thành axit và khí. Quá trình lên men này gây ra nhiều khí, đầy hơi và kèm theo các cơn đau.

Đường lactose không được tiêu hóa sẽ tiếp tục di chuyển dọc theo đường ruột. Đường lactose này thu hút các phân tử nước. Vì vậy, thay vì được hấp thụ vào máu, nước vẫn còn trong chất thải (phân) và kết quả là tiêu chảy.

Nguyên nhân của chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose phần lớn được xác định do di truyền, cấu tạo di truyền khiến bạn có ít lactase hơn bình thường. Một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Viêm dạ dày ruột - có thể rút hết lactase trong ruột trong một vài tuần
  • Nhiễm ký sinh trùng - có thể làm giảm tạm thời mức lactase
  • Bệnh celiac - làm hỏng niêm mạc ruột.


Không dung nạp lactose phần lớn được xác định do di truyền.

Không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh

Có hai dạng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh: không dung nạp lactose nguyên phát và thứ phát.

  • Không dung nạp lactose nguyên phát (hoặc không dung nạp lactose bẩm sinh) là một tình trạng di truyền rất hiếm gặp. Trẻ bị tình trạng này sẽ sinh ra mà không có bất kỳ enzym lactase nào. Chúng không thể xử lý hoặc hấp thụ đường lactose, phát triển yếu ớt và bị tiêu chảy nặng kể từ khi được sinh ra. Trẻ sơ sinh mắc chứng này phải tránh những thức ăn có lactose.
  • Không dung nạp lactose thứ phát xảy ra khi niêm mạc ruột (nơi sản xuất lactase) bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra do một cơn viêm dạ dày ruột hoặc do kích ứng mãn tính (chẳng hạn như do dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm), cùng với một số lý do khác.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có các triệu chứng của không dung nạp lactose nhưng không phải trường hợp  không dung nạp lactose nguyên phát thì nên tiếp tục cho bú mẹ. Một khi nguồn gốc của tổn thương được loại bỏ, ruột của chúng sẽ lành lại và sản xuất lactase trở lại.

Phụ nữ đang cho con bú không cần phải giảm hoặc cắt bỏ thực phẩm từ sữa nếu trẻ có dấu hiệu không dung nạp lactose. Điều này là do lượng đường lactose trong sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Bất kể họ ăn hoặc uống gì, mức độ lactose trong sữa mẹ vẫn ở mức khoảng 7%. Một trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra nếu chứng không dung nạp lactose thứ phát là do dị ứng hoặc không dung nạp với protein sữa bò, khi đó việc cắt bỏ thức ăn từ sữa sẽ ngăn ngừa tổn thương đang diễn ra đến niêm mạc ruột.


Nôn mửa không phải là triệu chứng của tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ dùng sữa bột, sẽ chẳng có lợi ích gì khi sử dụng sữa bột không chứa lactose, trừ khi con của bạn đang cần tăng cân. Thuốc nước lactase có bán ở các hiệu thuốc, nhưng không phải lúc nào cũng hữu ích.

Nếu con bạn có dấu hiệu không dung nạp lactose, chẳng hạn như đi đại tiện, đánh rắm quá nhiều và đau, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề nào liên quan đến nhiễm trùng. Kiểm tra xem bé có tăng cân và phát triển bình thường hay không.

Nếu tất cả những điều này đều ổn, hãy nói chuyện với bác sĩ để kiểm tra xem con bạn có bị quá tải lactose hay không. Điều này thường xảy ra trong những tuần đầu và có thể xảy ra khi trẻ bú sữa nhiều hơn mức mà chúng có thể dễ dàng tiêu hóa.

Nếu tình hình phức tạp hơn, chẳng hạn như trẻ khó tăng cân hoặc đi cầu ra máu, thì phải được kiểm tra sâu thêm.

Nôn mửa không phải là triệu chứng của tình trạng không dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh. Tình trạng nôn ói trong những tuần đầu đời là hoàn toàn bình thường, miễn là trẻ không bị buồn nôn và bú đủ sữa để tăng cân và phát triển bình thường. Nếu tăng cân bình thường và có lượng nước tiểu và phân bình thường trong tã lót của trẻ thì nôn mửa không phải là vấn đề y tế đáng quan tâm.

Nếu con bạn bị nôn ói quá mức và không ổn định, thì có thể là do dị ứng với protein sữa bò hoặc một loại thực phẩm khác trong chế độ ăn của bạn nếu như bạn đang cho con bú hoặc tình trạng sức khỏe khác và cần được bác sĩ kiểm tra.

Chẩn đoán chứng không dung nạp lactose

Những phương pháp khác nhau có thể sử dụng để chẩn đoán tình trạng không dung nạp lactose, bao gồm:

  • Xét nghiệm hơi thở hydro - kiểm tra lượng khí hydro được thở ra. Khi lactose được lên men bởi vi khuẩn trong ruột, thay vì được chuyển hóa bởi lactase, thì nhiều khí hydro sẽ được sản sinh ra
  • Chế độ ăn kiêng - điều này liên quan đến việc loại bỏ thực phẩm có chứa lactose để xem các triệu chứng có cải thiện hay không. Nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi sử dụng lại các thực phẩm đó thì rất có thể nguyên nhân là do không dung nạp lactose.

Một phép thử đơn giản và rẻ tiền khác là so sánh xem người đó có dung nạp sữa không có lactose dễ hơn là sữa nguyên chất thông thường hay không.

Kiểm soát chứng không dung nạp lactose

Hầu hết những người không dung nạp lactose vẫn có thể chịu được một lượng nhỏ đường lactose, chẳng hạn như một ly sữa chứa 8-10 gam đường lactose.

Một số mẹo hữu ích bao gồm:

  • Đừng loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm sữa. Chúng là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là canxi.
  • Phô mai cứng và chín như cheddar, Edam, Swiss, mozzarella, brie và fetta không chứa lactose và có thể phù hợp với những người không dung nạp lactose được.
  • Tương tự, bơ và kem chứa hàm lượng lactose rất thấp và dung nạp tốt.
  • Sữa chua thường tốt vì hàm lượng lactose giảm mỗi ngày do vi khuẩn sử dụng lactose để tạo năng lượng.
  • Phô mai tươi như phô mai cottage và phô mai ricotta có hàm lượng lactose rất thấp và thường dung nạp tốt với một lượng nhỏ.
  • Uống sữa với lượng vừa phải. Hầu hết những người bị tình trạng này có thể sử dụng 240 ml sữa mỗi ngày, nhưng bạn cần tính ra mức giới hạn của riêng mình. Bạn có thể mua sữa đã được phân hủy lactose.
  • Uống sữa đủ chất béo vì chất béo làm chậm quá trình di chuyển của sữa qua ruột và cho phép các enzym lactase có nhiều thời gian hơn để phân hủy đường.
  • Tránh các loại sữa ít béo hoặc không béo - chúng di chuyển nhanh chóng qua ruột và có xu hướng gây ra các triệu chứng ở những người không dung nạp lactose. Ngoài ra, nhiều sản phẩm sữa ít béo có thể chứa sữa khô, cung cấp một lượng đường lactose cao hơn.
  • Ăn thực phẩm có chứa lactose kết hợp với các loại thực phẩm khác hoặc trải đều chúng trong ngày, thay vì ăn một lượng lớn cùng lúc.
  • Thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành và sữa chua không chứa lactose, là nguồn cung cấp canxi dồi dào và là chất thay thế tốt cho sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Lactose ẩn bên trong


Bánh ngọt cũng có chứa lactose nếu sữa thường hoặc sữa bột được cho vào nguyên liệu làm bánh.

Thực phẩm có thể ẩn chứa lactose bao gồm:

  • Bánh quy và bánh ngọt (nếu sữa thông thường hoặc sữa bột được thêm vào)
  • Ngũ cốc ăn sáng đã qua chế biến
  • Sốt phô mai
  • Súp kem
  • Bánh custard
  • Sô cô la sữa
  • Bánh pancake và bánh pikelets
  • Trứng bác
  • Bánh quiche
  • Thanh muesli
  • Một số dạng bánh mì và bơ thực vật (có chứa sữa).

Kiểm tra nhãn thực phẩm

Nếu bạn đang cố gắng tránh lactose, các thành phần cần tìm trong danh sách trên nhãn thực phẩm bao gồm:

  • Sữa đặc
  • Sữa không béo
  • Whey
  • Đường sữa.

Vì sao đột quỵ não thường xảy ra buổi sáng?

Hành tinh khổng lồ từng "hất văng" mầm sự sống đến Trái đất?

"Tàu ma" mang theo 800 người hiện ra nguyên vẹn sau 450 năm

Cập nhật: 17/12/2020 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video