Cách chữa chứng mất ngủ đơn giản hơn chúng ta tưởng rất nhiều

Theo Newsweek, trong cuộc sống, dù nhiều lúc chúng ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nhưng không phải lúc nào giấc ngủ cũng đến một cách dễ dàng.

Vào năm 2016, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch (Centers for Disease Control and Prevention) đã khảo sát và đưa ra thống kê có đến 1/3 dân số Mỹ bị thiếu ngủ. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe, bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người Mỹ đang sống dựa vào thuốc ngủ để cho họ một sự nghỉ ngơi trọn vẹn.

Xem thêm

Trường cao đẳng Y Khoa Mỹ đã khuyến cáo người dân nên hạn chế việc sử dụng thuốc kê theo đơn cho việc chữa trị chứng mất ngủ nếu có thể, và bây giờ chúng ta đã có tia hy vọng cho một giấc ngủ ngon mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Theo một nghiên cứu mới, có thể cách tốt nhất để có một đêm yên giấc đơn giản là cảm giác chắc chắn với mục đích sống của mình.

Một nghiên cứu do trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern tiến hành đã phát hiện ra rằng, những người cảm thấy cuộc sống của mình có mục đích sẽ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người khác. Họ cũng có tỉ lệ gián đoạn hô hấp khi ngủ ít hơn 63% và 52% trong số họ ít bị hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome - RLS), là hội chứng liên quan đến thần kinh, biểu hiện là cảm giác khó chịu chủ yếu ở hai chi dưới, khiến người bệnh phải cử động chân để giúp giảm cảm giác khó chịu.


Có thể cách tốt nhất để có một đêm yên giấc đơn giản là cảm giác chắc chắn với mục đích sống của mình.

Mục đích của cuộc nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Sleep Science and Practice, là để kiểm tra mối quan hệ giữa mục đích của cuộc sống, chất lượng giấc ngủ và sự xuất hiện của chứng rối loạn giấc ngủ của nhóm người cao tuổi, vốn là những người có nhiều khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ hơn.

Tiến sĩ Jason Ong, một trong những tác giả của nghiên cứu và là phó giáo sư về thần kinh học của trường Y khoa Feinberg cho biết: "Giúp mọi người có được mục đích sống có thể là một chiến lược hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không cần đến thuốc, đặc biệt đối với những người đang phải đối mặt với chứng mất ngủ kinh niên. Mục đích trong cuộc sống là một thứ có thể "gieo trồng" và phát triển được thông qua các liệu pháp khác nhau".

Để tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Trường Feinberg đã mời 825 người trong độ tuổi từ 60 đến 100. Những người tham gia đã được khảo sát về mục đích trong cuộc sống và giấc ngủ của họ. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là khá cao – 79 tuổi, do càng cao tuổi người ta càng gặp nhiều các vấn đề về giấc ngủ (gần 40% người cao tuổi bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ). Các vấn đề về giấc ngủ cũng phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi, khi họ chiếm hơn một nửa lượng người tham gia. Không có người tham gia nghiên cứu nào bị chứng mất trí nhớ.

Thông qua việc thiết lập mối liên hệ giữa mục đích sống và chất lượng giấc ngủ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ý tưởng về mục đích sống có thể được áp dụng trong môi trường y khoa và họ đề nghị nên có những nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa tâm lý tích cực và chất lượng giấc ngủ.

Nếu điều này được nghiên cứu nhiều hơn,hiệu quả của các phương pháp điều trị như liệu pháp nhận thức cũng cao hơn, và chúng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề như chứng gián đoạn khi ngủ và hội chứng chân không yên, đồng nghĩa với việc sẽ có ít người phải dựa vào thuốc theo đơn để có được một giấc ngủ yên bình hơn.

Cập nhật: 14/07/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video