Cách giải quyết nhanh chóng khi bị côn trùng đốt

Nếu không xử lý đúng cách và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt bạn có thể sẽ gặp phải những biến chứng xấu, đôi khi là nguy hiểm tới tính mạng do nọc độc của côn trùng gây nên.

Những triệu chứng khi bị côn trùng đốt

Côn trùng đốt có loại gây độc và loại không gây độc.

Côn trùng không độc thường gây ra ít triệu chứng hơn, chủ yếu là ngứa, khó chịu, làm phần da bị đốt tấy đỏ… Nếu chúng ta gãi hoặc làm xước vùng da bị đốt đó, nó có thể vỡ, tạo nên vết thương hở và lâu lành.

Với những loài côn trùng gây độc, nó thường khiến chúng mình có cảm giác như bị chích, gây đau, tấy đỏ và sưng khi bị đốt. Nghiêm trọng hơn, một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng còn có thể có những biểu hiện trầm trọng hơn như dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, phù nề, khó thở, phát ban toàn thân… Nếu không được điều trị kịp thời, điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cách xử lý khi bị côn trùng đốt

Với đa số các trường hợp bị côn trùng đốt, chúng ta sẽ gặp phải những triệu chứng nhẹ như ngứa, hơi đau, sưng đỏ… Khi bị đốt, các bạn không nên gãi hay chà xát vì nó có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Các triệu chứng này có thể tự hết sau vài giờ mà không cần sự tác động nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn và có các triệu chứng ngứa nhiều, đau nhức, vùng sưng đỏ lan rộng, chúng ta cần có cách xử lý an toàn.

Đối với các trường hợp côn trùng đốt có ngòi (như ong), các bạn cần lấy ngòi ra khỏi vết đốt trước (có thể dùng kim, nhíp). Sau đó, cũng giống như các vết côn trùng đốt khác, các bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà bông, sát khuẩn với nước muối. Bạn cũng có thể chườm lạnh để giảm đau hoặc sưng nề. Sau đó, chúng mình cần dùng thuốc bôi chuyên dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, côn trùng đốt còn có thể gây dị ứng toàn thân, co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ. Những phản ứng này cần được điều trị tại bệnh viện, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, sau 6 giờ, nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng rất cao. Vì thế, các trường hợp này cần được đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.

Các cách ngăn ngừa côn trùng đốt

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát… để côn trùng không có nơi trú ngụ và phát triển.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt chúng. Chúng ta nên phun thuốc khi trong nhà không có người và đóng kín cửa để đạt hiệu quả cao.
  • Áp dụng biện pháp phòng chống côn trùng nhờ cây cối như chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng phong lữ… Các loại cây thảo dược này có tác dụng ngăn ngừa sâu bọ đến gần chúng ta.
  • Sử dụng thuốc bôi chống côn trùng (sử dụng cho da) khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các vườn cây, đi dã ngoại…
  • Khi phát hiện côn trùng bò lên người, bạn nên tìm cách gỡ tách chúng ra. Tránh chà xát hay đập chết côn trùng vì dịch tiết có chứa độc chất của chúng có thể ngấm vào da.
  • Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình.
Cập nhật: 02/06/2016 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video