Cách Hà Lan ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Điều đáng quan tâm là làm thế nào một vùng đất dễ bị ngập lụt với ít hoặc không có tài nguyên thiên nhiên như Hà Lan lại trở thành khu vực nông nghiệp, kỹ thuật, ... và kinh doanh toàn cầu như ngày nay.

Nước xuất khẩu nông sản thứ hai thế giới

Hơn một nửa diện tích đất ở Hà Lan được sử dụng cho nông nghiệp. Mỗi năm Hà Lan sản xuất 4 triệu con bò, 13 triệu con lợn, 104 triệu con gà và cung cấp rau cho phần lớn Tây Âu. Đất nước này có gần 24.000 mẫu Anh nhà kính. Những nhà kính này, sử dụng ít phân bón và nước hơn nhưng có thể cho sản phẩm bằng 10 mẫu canh tác truyền thống. Để trồng 0,45kg cà chua, các trang trại ở Hà Lan chỉ sử dụng nửa gallon nước trong khi mức trung bình toàn cầu là hơn 28 gallon.


Nhà kính trồng rau của Hà Lan. (Ảnh: Internet).

Người Hà Lan thường nói rằng họ tập trung duy nhất vào sản xuất lương thực. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ nạn đói khủng khiếp mà đất nước này đã trải qua trong Thế chiến II. Nhưng mối bận tâm về thực phẩm bắt đầu từ thế kỷ 17, khi người Hà Lan là trung tâm buôn bán gia vị toàn cầu. Hiện tại, 15 trong số 20 doanh nghiệp nông sản lớn nhất thế giới có các trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn ở Hà Lan; 5 công ty nông sản thực phẩm hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Hà Lan.

Với những đổi mới mang tính đột phá, người Hà Lan nổi tiếng về tiến bộ trong nông nghiệp. Hà Lan là nước xuất khẩu thịt lớn nhất trong Liên minh châu Âu và năm 2020, nước này đã xuất khẩu thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm trị giá 8,8 tỷ euro (khoảng 9 tỷ USD), chủ yếu sang Đức (thịt bò, thịt bê), Anh (gia cầm) và Trung Quốc (thịt lợn).

Năm 2023, Hà Lan đã xuất khẩu nông nghiệp với tổng giá trị là 123,8 tỷ euro, tăng 1,6% so với năm 2022, thu về 50,4 tỷ euro từ xuất khẩu hàng nông sản (cao hơn 4% so với năm 2022). Trong tổng số đó, 45,7 tỷ euro là từ hàng nông sản được sản xuất ở Hà Lan và 4,7 tỷ euro từ việc tái xuất hàng nông sản được sản xuất ở nơi khác.

Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Hà Lan, ba mặt hàng hàng đầu không thay đổi so với năm 2022: sữa và trứng; nông sản; và thịt. Hầu như không có thay đổi về giá trị xuất khẩu sữa và trứng (12,0 tỷ euro) hoặc xuất khẩu rau quả (11,5 tỷ euro) từ năm 2022 đến năm 2023; xuất khẩu thịt tăng 2% từ 11,0 tỷ lên 11,2 tỷ euro. Ở cuối danh sách, xuất khẩu rau quả tăng 12%, trái cây tăng 11% và rau quả chế biến và bảo quản tăng 14%.

Đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu

Xuất khẩu nông sản của Hà Lan giữ vững tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm một phần do nguồn tài chính nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua (khoảng 2% GDP), tập trung vào việc tăng năng suất trong khi giảm sự phụ thuộc vào năng lượng, nước và đầu vào (các nhà kính gần như đã loại bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu).

Chỉ riêng năm 2022, tổng chi tiêu cho R&D và đổi mới ở Hà Lan lên tới khoảng 9,9 tỷ euro. Có ba ví dụ giúp ngành nông nghiệp nước này trở nên bền vững hơn. Đại học Wageningen đã có vụ chuối Hà Lan trồng tại địa phương đầu tiên bằng cách sử dụng hỗn hợp đất thay thế làm từ than bùn dừa và len đá. Quá trình này đảm bảo không có loại nấm nào xâm nhập vào sản phẩm qua đất xấu và nhìn chung tạo ra một quy trình trồng chuối hiệu quả.

Công ty Nijsen/Granico của Hà Lan sản xuất khoảng 90.000 tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm hoàn toàn từ chất thải thực phẩm của con người và do đó tạo ra một chu trình sản xuất thịt bền vững hơn nhiều. Toàn bộ “trang trại nổi” mới của Rotterdam, cho bò ăn thức ăn thừa từ các nhà hàng địa phương được thu gom bằng xe tải chạy điện từ GroenCollect. Cả phân bò cũng được thu gom và bán, khiến trang trại nổi phát triển khá bền vững.

Không có gì ngạc nhiên khi nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có vấn đề nhất về phát thải toàn cầu và biến đổi khí hậu. Kể từ đầu thế kỷ này, nhiều nông dân đã giảm tới 90% sự phụ thuộc vào nước đối với các cây trồng chủ chốt. Nông dân Hà Lan cũng đã loại bỏ gần như hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nhà kính.

Nhưng muốn nuôi sống 8 tỷ người và chống biến đổi khí hậu vào năm 2050 vẫn còn nhiều việc phải làm. Người Hà Lan đã đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy tế bào, canh tác thẳng đứng, công nghệ hạt giống và robot trong vắt sữa và thu hoạch – dẫn đầu những đổi mới tập trung vào việc giảm sử dụng nước cũng như giảm lượng khí thải carbon và metan.

Người Hà Lan cũng ngày càng nhận thức được về tác động khí hậu đối với xuất khẩu nông sản. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều cải tiến nông nghiệp thú vị của Hà Lan trở thành tâm điểm chú ý. Với đất đai hạn chế và khí hậu mưa nhiều, người Hà Lan đã trở thành bậc thầy về tính hiệu quả.

Mặc dù vậy, vẫn có những thách thức còn tồn tại khi ngành công nghiệp nhà kính phát triển mạnh mẽ một phần nhờ năng lượng rẻ nhưng Tây Âu hiện đang phải đối mặt với giá khí đốt tăng cao. Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi thâm canh của Hà Lan cũng gặp rủi ro. Liên minh chính phủ bảo thủ đã cam kết giảm một nửa lượng khí thải nitơ vào năm 2030, điều này sẽ đòi hỏi phải giảm đáng kể số lượng động vật được nuôi tại Hà Lan.

Cập nhật: 18/03/2024 VOV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video