Cách ổn định đường huyết tránh bệnh tiểu đường

Ăn uống đúng giờ; chọn thực phẩm tươi sống; tránh tình trạng ngày ngủ, ban đêm làm việc; tập thể dục... giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tăng cường thức ăn từ thực vật

Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng quan trọng có trong tất cả thực phẩm. Tuy nhiên, các loại carbohydrate không giống nhau. Cơ thể chuộng carbohydrate từ thực vật toàn phần như rau củ quả tươi sống, ngũ cốc nguyên cám... bởi chúng làm tăng đường huyết chậm, chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Từ đó giúp cơ thể tăng sản xuất insulin nhiều hơn, giảm tốc độ đường vào máu, không làm đường huyết tăng quá cao. Ưu tiên thức ăn từ thực vật giúp giảm bớt áp lực cho cơ thể, cải thiện năng suất hoạt động của tuyến tụy và hồi phục sức khỏe.


Ăn nhiều rau củ, hạn chế chất béo, ngọt... góp phần hạn chế đường huyết tăng cao. (Ảnh: News).

  • Thời gian ruột hấp thụ dinh dưỡng: tốt nhất là 7h-9h. Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm cho hàm lượng đường trong máu giảm, khiến bạn cảm thấy thèm đồ ngọt. Sau khi nạp nhiều đồ ngọt, đường huyết tăng đột ngột. Tình trạng này kích thích tuyến tụy sản xuất insulin quá mức, cũng là nguyên nhân bệnh tiểu đường.Tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể
  • Ngủ, nghỉ, làm việc đúng giờ: Công việc thất thường, bỏ bữa ăn hay ăn không đúng giờ, nhất là những người ban ngày ngủ, ban đêm làm việc trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường. Thời gian ban đêm để tái tạo cơ thể, vì vậy nên đi ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe.
  • Ăn đúng giờ: Đối với người bệnh tiểu đường, việc tuân thủ nhịp sinh học lại càng quan trọng, đặc biệt là các bữa ăn, khi não đã gửi tín hiệu để miệng tiết dịch tiêu hóa, tuyến tụy tiết insulin, dạ dày chuẩn bị các dịch vị axit để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn một cách tuần tự, không làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học, gia tăng hormone cortisol - nguyên nhân dẫn đến stress và mất cân bằng đường glucose trong cơ thể.

Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Người bệnh tiểu đường thường trải qua nhiều năm dùng thuốc và các sản phẩm điều trị khác khiến việc tổng hợp xương bị rối loạn, gây loãng xương. Nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng nghĩa với việc thiếu vitamin D, hệ thống miễn dịch yếu dần, gây viêm nhiễm trong hệ thống cơ thể, đặc biệt gây kháng insulin ở tế bào, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khi còn nhỏ, việc tắm nắng cho trẻ luôn được chú trọng, nhưng khi chúng lớn lên thói quen này bị bỏ quên. Mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 30-45 phút sẽ giúp tăng cường tổng hợp vitamin D qua da, cải thiện hệ miễn dịch; tăng mức độ tổng hợp xương, chắc khỏe xương; giảm đề kháng insulin, giúp tuyến tụy cung cấp đủ lượng insulin cần thiết; tăng tiêu thụ đường trong máu.

Cùng với việc thay đổi thói quen ăn uống, có lối sống lành mạnh, Thạc sĩ Hồng Hà - nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, tốt nghiệp Viện Dinh dưỡng Toàn diện Mỹ (Institute of Intergrative Nutrition IIN) còn tư vấn thêm phương pháp thực dưỡng Bimemo. Trong 5 năm qua, phương pháp Bimemo rất thành công trong việc điều chỉnh mức đường huyết về ngưỡng an toàn và phục hồi sức khỏe toàn diện, duy trì lối sống lành mạnh lâu dài, giúp hàng triệu học viên tăng cường sức khỏe, kiểm soát tiểu đường.

Cập nhật: 09/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video