Cách phân biệt hồng Việt Nam và hồng Trung Quốc chuẩn không cần chỉnh

Vào mùa này, hồng giòn Trung Quốc cũng được nhập về ồ ạt và bày bán la liệt. Tuy nhiên, mọi người đã biết cách phân biệt hồng Việt Nam và hồng Trung Quốc chưa? Nếu chưa thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Về hình thức, màu sắc

Hồng chín Việt Nam

  • Hồng chín có ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là hồng chín Đà Lạt.
  • Hồng Đà Lạt có đầu nhọn, màu vàng cam. Bảo quản không được lâu, chỉ cần để 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm. Thu hoạch từ đầu tháng 9 trở đi.

Hồng giòn Việt Nam

  • Hồng giòn xuất xứ Sơn La, quả to vừa phải, hay có các vết thâm nám, ăn giòn, ngọt. Quả xanh thì hơi chát.
  • Hiện tại giá hồng Sơn La tại vườn đã khoảng 30.000 đồng/kg.


Hồng Việt Nam không được bắt mắt như hồng Trung Quốc.

Hồng chín Trung Quốc

  • Các quả đều tăm tắp, màu đỏ đậm bắt mắt.
  • Nhìn qua có vẻ chín nhưng hồng này lại để được rất lâu do đã dùng chất bảo quản. Xuất hiện rải rác trên thị trường trong nhiều thời điểm.

Hồng giòn Trung Quốc


Loại hồng vuông của Trung Quốc rất giống hồng vuông của Mộc Châu.

Hồng giòn Trung Quốc xuất hiện cùng thời điểm nên khó phân biệt. Quả to đều, bóng đẹp. Dù vận chuyển xa vẫn rất bắt mắt, không hề có thâm nám.

Hồng giòn Trung Quốc quả tròn dài, vỏ mỏng. Hồng tròn Đà Lạt quả ngắn hơn, màu sắc bên ngoài cũng đồng đều hơn hồng Trung Quốc. Đặc biệt, hồng giòn Đà Lạt có đặc điểm là một đầu hơn nhọn. Khi ăn, hồng Đà Lạt cũng sẽ giòn ngọt hơn hồng Trung Quốc.

Hồng Trung Quốc tràn lan ở Hà Nội với giá chỉ 20.000 đồng/kg.

2. Hạn sử dụng

Hồng Đà Lạt chỉ cần 1-2 ngày là bắt đầu chín mềm, nếu ăn không kịp sẽ bị hư rất nhanh. Còn hồng Trung Quốc mua về cả tuần vẫn không bị hư, thậm chí để rất lâu vẫn không chín.

Hiện nay, trên thị trường, hồng Đà Lạt được chia thành 3 loại chủ yếu là: hồng giòn, hồng trứng và hồng dẻo. Thông thường, các loại hồng đều được ngâm qua nước sạch hay nước vôi để bớt chát và nhanh chín hơn. Hồng chín sẽ được ủ khí nên dù quả chín đều, màu đẹp nhưng vị sẽ không thơm, nhạt và chát hơn những trái chín cây.

Hồng trứng Đà Lạt thì ngược lại. Qua ủ, hồng sẽ chín ngọt, dẻo, thơm. Qua ngâm nước hoặc nước vôi, hồng sẽ giòn, ngọt, không bị chát. Hồng này mua về nên ăn ngay. Nếu muốn để qua ngày thì nên cất vào tủ lạnh để hồng không bị nhũn. Còn hồng xanh để lâu sẽ bị mềm, mất độ giòn, ăn không ngon.


Hồng Trung Quốc có hình dáng khác hồng giòn Đà Lạt.

Hồng giòn (hay còn gọi là hồng xanh) thường có hình dáng tròn, màu xanh nhưng hơi ngả vàng, màu sắc không đều, không bóng. Ăn vào giòn, ngọt và hơi chát.

Hồng rất dễ bị hỏng nên nào vỏ càng đậm, càng đẹp thì chắc chắn đó là hàng Trung Quốc do bị bôi phẩm màu. Ngoài ra, hồng Trung Quốc bị tiêm hóa chất vào thẳng cuống nên trái hồng sẽ bị thối từ cuống tới trái, cuống lúc nào cũng có màu thâm đen.


Hồng giòn Đà Lạt.

Hồng chín tự nhiên rất khó có thể chín đều mà màu vẫn tươi và đỏ đều. Để hồng chín tự nhiên người ta thường lấy hồng ương rồi bôi thuốc lên là ngày mai có thể ăn được. Bởi vậy, hồng càng chín đỏ rực thì chỉ có dùng thuốc hóa chất thôi.

Cập nhật: 20/09/2016 Theo drbacsi/vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video