Cách phòng tránh cá mập tấn công khi tắm biển

Khi tắm biển, tránh mặc đồ tắm lấp lánh, sặc sỡ, không tắm lúc còn quá sớm hoặc có muộn, đặc biệt không xuống biển khi trên người có vết thương rỉ máu… để tránh bị cá mập tấn công.

Theo TS Võ Văn Quang, trong số hơn 360 loài cá mập, dựa vào số vụ tấn công người trên thế giới, có bốn loài rất nguy hiểm đối với con người là: cá mập trắng, cá mập hổ, cá mập trâu mắt trắng, cá mập thâm. Theo thống kê trên thế giới, xác suất một người bị cá mập tấn công là 1/11,5 triệu và bị cắn chết là 1/264,1 triệu.

Cá mập thường xuất hiện ở vùng nước sâu, xa bờ. Gần đây cá mập có xu hướng xuất hiện gần bờ hơn, có thể bởi nguyên nhân biến đổi khí hậu, nước biển nóng lên làm cho cá phải dịch chuyển từ phía nam Trường Sa về gần bờ. Vì đặc điểm sinh thái của loài cá mập là chỉ sống ở những vùng đại dương nước sâu.


Cá mập rất hiếm khi tự nhiên tấn công người.

TS Võ Văn Quang, Viện Hải dương học Nha Trang cho biết dựa trên đặc tính sinh thái của cá mập thì có thể phòng tránh việc bị cá mập cắn.

Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là không tắm biển vào những lúc thời tiết xấu, trời nhiều mây mù. Không bơi ra xa một mình hoặc không tắm ở những bãi biến quá vắng người. Không mặc những đồ có màu sắc và hình dạng lấp lánh giống như vảy cá vì loại trang phục này sẽ thu hút sự chú ý của cá mập.

Khi trên người có vết xước hoặc chảy máu thì không tắm biển, hoặc chỉ tắm ở gần bờ. Cá mập có khả năng đánh hơi mùi máu rất tốt với một khoảng cách xa đến vài km.

Ngoài ra, thời điểm tắm biển cũng khá quan trọng. Không tắm biển vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc và lúc chiều tối khi mặt trời đã tắt. Cụ thể là trước 6 giờ sáng và sau 6 giờ chiều là không nên tắm do cá mập có một đặc điểm sinh học là thói quen săn mồi mạnh nhất vào những thời điểm này. Phần lớn những người phán đoán là bị cá mập tấn công cũng là do tắm biển vào thời điểm này.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Kiêm Sơn cũng cho biết, cá mập phát hiện ra con mồi bằng nhiều giác quan như sóng âm, nhịp tim, chuyển động mặt nước, quan sát màu sắc ánh sáng… Điều đó lý giải vì sao những người đi mò ngọc trai xưa kia thường vẽ lên mình những hình thù vằn vện để tránh sự tấn công của cá mập.

Không nên tắm biển một mình ở nơi vắng vẻ, những người bị thương thì chỉ tắm gần bờ. Đặc biệt là những ngày biển động, gió biển nhiều thường làm cá mập dạt vào bờ, người dân nên tránh tắm vào thời điểm này.

Cá mập rất hiếm khi tự nhiên tấn công người. Vì thế, nếu chẳng may gặp cá mập thì đầu tiên là nên giữ bình tĩnh. Tim đập mạnh sẽ làm cho cá mập tiếp nhận được sóng âm và nghĩ rằng đó là con mồi để lao tới. Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn nào về các trường hợp bị cá mập tấn

Theo các chuyên gia, ngoài cá mập thì cũng có một số loài khác tấn công người. Cá dữ hay các đàn cá nhỏ thường xuất hiện ở các vịnh là bởi ở đây có điều kiện thuận lợi để chúng cư trú và kiếm ăn. Hơn nữa ở xung quanh các vịnh thường có các lồng nuôi tôm hùm với nhiều mồi bên trong cũng thu hút chúng tìm đến. Hiện tượng El Nino cũng làm cho nhiệt độ và độ đục của dòng chảy tăng lên cũng khiến các loài cá này di chuyển vào gần bờ hơn.

Cập nhật: 10/06/2022 SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video