Cách "sung sướng’" giúp loại bỏ chất độc gây bệnh nan y trong não

Các nhà khoa học lần đầu tiên đã quan sát được một cơ chế dọn rác bí ẩn trong não bộ, có thể giúp con người chống lại nhóm bệnh mất trí nhớ nan y.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà thần kinh học Laura Lewis từ Đại học Boston (Mỹ) đã ghi nhận được hoạt động bí ẩn của dịch não tủy (CSF) khi con người chìm vào giai đoạn ngủ sâu không mộng mị.

Trong các hình ảnh quét não mới nhất của 13 tình nguyện viên 23-33 tuổi, các nhà khoa học kinh ngạc chứng kiến thứ gọi là "dòng điện dao động chậm" hay "sóng chậm" bắt đầu xuất hiện khi các tình nguyện viên bước vào giai đoạn ngủ sâu, không REM (tức chuyển động mắt nhanh, dân gian gọi là nằm mơ). Dòng điện dao động chậm này đã điều khiển một phần máu đi ra khỏi não người, lấy chỗ cho dịch não tủy bất ngờ dâng tràn như những đợt sóng, quét qua đầu chúng ta và dọn dẹp một số protein độc hại vốn là sản phẩm thải của các hoạt động sống trong ngày.


Các nhà khoa học vừa đi đến cốt lõi của sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần mà bạn đạt được sau một đêm ngủ ngon, ngủ sâu và ít mộng mị - (ảnh minh họa từ Internet).

Đó chính là những protein đã được chứng minh nếu tích tụ sẽ gây ra sự sa sút trí tuệ, cụ thể là nhóm, bệnh mất trí nhớ mà phổ biến nhất là Alzheimer.

Điều đó có nghĩa Alzheimer và các bệnh mất trí không hẳn là "không thuốc chữa". Đúng là nền y học của con người sau rất nhiều nỗ lực vẫn không điều chế được bất kỳ thuốc điều trị đặc hiệu nào có thể ứng dụng để điều trị cho các căn bệnh nan y này. Thế nhưng, hoàn toàn có thể coi dịch não tủy và dòng điện dao động chậm là một phương thuốc tự nhiên mà ai cũng có trong cơ thể.

Tuy nhiên, để sử dụng được "thuốc" này, bạn phải thực sự tận hưởng được một giấc ngủ sung sướng, ít mộng mị. Điều đó bao gồm giấc ngủ với thời gian đủ dài, trong một không gian đủ thoải mái để bạn chìm vào giai đoạn ngủ sâu.


Màu đỏ là dấu vết của dịch não tủy đã thế chỗ dòng máu trong não bộ để làm công việc dọn dẹp. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng lúc ngủ, não không cần quá nhiều oxy nên máu có thể tạm lui - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Vì vậy, có thể nói điều trị về giấc ngủ là một hướng đi cần xem xét trong việc đẩy lùi mất trí nhớ, nhóm bệnh nan y đang vươn lên vị trí ngày một cao trong bảng xếp hạng các nguyên nhân gây tử vong sớm.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mất trí nhớ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 5 thế giới nhưng đang có xu hướng gia tăng rất mạnh.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science.

Cập nhật: 05/11/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video