Không chỉ có trẻ nhỏ bị hóc mà người lớn do chủ quan, lơ đãng cũng thường xuyên rơi vào tình trạng hóc xương như thế này. Trong đó hóc xương gà là nguy hiểm hơn cả vì nó là loại xương sắc, nhọn dễ cắm vào trong họng hay thực quản gây chảy máu, phù nề, áp xe.
Nguyên nhân dẫn tới hóc xương gà
- Ăn uống vội vàng, nuốt vội
- Cười đùa trong lúc ăn
- Say rượu
- Ăn cả xương, không phát hiện ra có xương mà nuốt luôn
Mức độ nguy hiểm
Nhiều người khi bị hóc đã cố gắng xử lý bằng việc lấy tay móc ngược xương gà ra nhưng chính yếu tố đó sẽ làm cho vật bị hóc đi sâu hơn vào phía bên trong, nếu nó nằm ngang hay ở vị trí nguy hiểm có thể đâm vào họng gây chảy máu, sưng tấy. Nhưng nhiều người cố gắng lấy xương gà bị hóc theo cách truyền thống như: nuốt chuối, nuốt cơm, nuốt rau, ngậm vỏ cam, vỏ bưởi hay thậm chí bằng thử phương pháp nghe rất “thần bí” như nhờ người đè ngược vuốt cổ, xoay cành cây trên lối đi, xoay muỗng đũa trên bàn ăn hoặc vẽ “bùa” lên cổ…
Không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng là đối tượng thường xuyên bị hóc xương gà.
Ngoại trừ việc chắc chắn bản thân bị hóc xương nhỏ thì mới sử dụng cách nuốt các thực phẩm trên để hỗ trợ việc kéo xương ra. Tuy nhiên cách làm này khá mạo hiểm vì có khả năng làm xương cắm vào họng sâu hơn hoặc rơi xuống thấp hơn (do vậy bác sĩ sẽ khó lấy hơn), đặc biệt là hóc xương gà. Riêng các phương pháp “thần bí” kể trên thì hoàn toàn phản khoa học và không nên mất thời gian với chúng! Không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng là đối tượng thường xuyên bị hóc xương gà.
Với các xương to hoặc xương sắc nhọn thì nguy cơ chúng gây thủng mạch máu, thủng thực quản rất lớn, nhiều trường hợp còn gây thủng động mạch chủ nên càng không được trì hoãn việc đến gặp bác sỹ. Từng có nhiều bệnh nhân vì hóc xương to, sắc nhọn hoặc để lâu ngày mà bị áp xe, thủng động mạch, thậm chí xương chui vào lồng ngực gây ápxe trung thất, ápxe màng phổi… Những trường hợp này có tỉ lệ tử vong rất cao, ngay cả khi đã được cấp cứu ở các bệnh viện lớn!
Hóc xương gà thì làm thế nào?
Hóc xương gà nguy hiểm nhất bởi xương gà có tính chất sắc nhọn, khi mắc vào họng hay phần thực quản sẽ cắm sâu vào thịt gây chảy máu, trầy xước dẫn đến sưng tấy. Chính vì vậy mà từ xưa dân gian Việt Nam đã nói “hóc xương gà, sa cành khế” để nói về sự nguy hiểm và đau đớn khi trải qua cơn đau do hai nguyên nhân này.
- Với những chiếc xương nhỏ có thể nhìn thấy, hãy nhờ người khác giúp gắp ra khỏi cổ họng.
- Cách xử lý thứ hai khi hóc xương gà chính là không cố gắng lấy những thực phẩm khác như cơm, chuối để nuốt vào cho xương trôi xuống. Ngừng nuốt.
- Cố gắng nôn ọe ra càng sớm càng tốt nhưng tránh móc họng.
- Trong trường hợp đó là miếng xương lớn, sắc nhọn tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức, đừng để đến khi đau, sưng tấy rồi lúc đó mới đi tìm sự trợ giúp.
Lưu ý tránh để bị hóc
Để không gặp phải tình trạng hóc xương gà tốt nhất khi ăn nên chú ý không nói chuyện, cười đùa. Chú ý ăn từ từ, không húp mạnh khi ăn canh cá hay lẩu gà. Trước khi ăn có thể gỡ bỏ những miếng xương lớn ở đầu và mang cá để tránh bị hóc, gà chặt miếng không quá nhỏ tránh sinh ra xương vụn.