Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

  •   4,52
  • 20.487

Trong các loại thực phẩm, cá là món ăn rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng khiến nhiều người lo ngại vì nguy cơ hóc xương. Đây là tình trạng xương vướng vào cuốn họng gây cảm giác khó chịu, đau rát.

Khi bị hóc xương cá, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

Cách xử lý "chuẩn không cần chỉnh" khi bị hóc xương cá

Phương pháp chữa hóc xương tại nhà

Hóc xương cá không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, đôi khi người lớn vẫn có thể mắc phải nếu không cẩn thận trong khi ăn uống.

Dưới đây là một vài mẹo đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng khi hóc xương.

Vỏ chanh

Vỏ chanh, cam khiến xương cá mềm đi và tan vào nước bọt.
Vỏ chanh, cam khiến xương cá mềm đi và tan vào nước bọt. (Ảnh: Muatually).

Ngậm hoặc nuốt vỏ chanh, cam. Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một lá chanh hoặc một miếng vỏ cam để làm xương mềm đi và tan vào nước bọt.

Lưu ý là nên bóc sạch hạt để tránh nuốt hạt chanh vào bụng.

Vitamin C

Vitamin C có trong vỏ cam cho nên chúng có tác dụng giống như vỏ cam là sẽ làm mềm xương cá. Do đó nếu không có vỏ cam, hoặc bạn không chịu được vị hăng của vỏ cam, bạn có thể thay bằng một viên vitamin C.

Sau vài phút, xương cá sẽ mềm ra và biến mất sau khi ngậm vitamin C. Tác dụng của vitamin C không chỉ làm cho xương mềm ra mà còn giúp giảm đau , kháng viêm bởi các vết thương do xương cá để lại.

Uống nước quả trám

Khi bạn bị mắc xương cá nhỏ bạn có thể dùng nước quả trám để chữa. Bằng cách mài quả trám ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Nuốt cơm

Nuốt cơm có lẽ là cách dùng quen thuộc mà hầu hết ai cũng đều biết và lựa chọn để chữa khi bị hóc xương cá. Mọi người luôn nghĩ cơm sẽ trôi xuống thực quản và trôi theo cơm, tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với xương nhỏ. Nên hạn chế sử dụng cách này vì có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khi cơm rơi xuống động mạch.

Biện pháp phòng tránh hóc xương cho trẻ

Các phương pháp trên chỉ nên được áp dụng khi trẻ trên 2 tuổi. Nếu xương mắc vào trong cuốn họng quá to hoặc đâm sâu vào trong, tốt nhất bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM khuyến cáo để tránh tình trạng hóc xương cá, không những trẻ nhỏ mà những người lớn như chúng ta cũng phải cần thận trọng trong lúc ăn, không nên vừa cười, nói vừa nhai.

Nếu không may bị hóc xương bạn nên xác định chính xác độ nguy hiểm từ đó có biện pháp xử trí kịp thời, không nên chủ quan bỏ qua, cần đến gặp bác sĩ để lấy xương cá ra ngoài. Nếu không, người bệnh có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng khó lường về sau.

Cập nhật: 25/06/2024 Tổng Hợp
  • 4,52
  • 20.487