Cách xử trí khi bị nhiễm độc acmoniac

Nếu khu vực nhiễm đầy khí acmoniac cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng hơn, cởi bỏ quần áo dính acmoniac; súc sạch miệng trong trường hợp lỡ nuốt phải khí độc...

Amoniac (NH3) nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt, amoniac có thể chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn không khí, hoặc lan ra trên mặt đất và những vùng thấp. Hầu hết nạn nhân ngộ độc amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da.

Amoniac có tính ăn mòn. Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian. NH3 nồng độ cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày.

Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các mô bị hoại tử, tế bào chết, hiện tượng sưng phù và phản ứng co cơ trơn đường hô hấp có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể bị thay thế bởi mô hạt và để lại di chứng bệnh phổi mạn tính về sau.


Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày. (Ảnh minh họa).

Các bước xử trí khi bị nhiễm độc amoniac

  • Nhanh chóng di chuyển nạn nhân khỏi nơi nhiễm amoniac. Nếu vụ việc xảy ra trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài hãy vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa.
  • Nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac. Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.
  • Nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính sát trong thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.
  • Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH3 cần nhanh chóng nới lỏng cà vạt, khăn, cổ áo nạn nhân và cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Tiếp tục cho nạn nhân uống từ một đến 2 chén sữa. Không gây nôn và không cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit, không cho nạn nhân uống natri cacbonat hoặc các loại nước giải khát có ga. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó đưa nạn đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa.
  • Đặc biệt cần quan sát những nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng... cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Lưu ý: Xét nghiệm có thể giúp phát hiện amoniac trong máu và cơ thể nhưng không thể khẳng định là nhiễm amoniac từ bên ngoài vì chất này bình thường cũng có trong cơ thể. Khi bị tiếp xúc với amoniac, nạn nhân có thể nhận biết ngay vì nó có mùi, vị nồng, khó chịu và gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, vì vậy xét nghiệm trong trường hợp này là không cần thiết.
Cập nhật: 14/06/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video