Trẻ em dị ứng thức ăn có thể bị tự kỷ cao gấp hai lần

Một nghiên cứu lớn dựa trên dân số phát hiện ra mối liên hệ giữa các bệnh dị ứng, bao gồm dị ứng thức ăn và rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Nhưng một đứa trẻ bị dị ứng không có nghĩa là nó sẽ mắc bệnh tự kỷ.

Theo một nghiên cứu của dữ liệu sức khỏe quốc gia, trẻ em Mỹ bị dị ứng thức ăn có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỉ cao gấp hai lần những đứa trẻ không bị dị ứng thức ăn. Phát hiện dựa trên dân số bổ sung bằng chứng thực nghiệm rằng có thể có một mối liên hệ giữa bước hụt hoặc phản ứng mạnh do hệ miễn dịch và rối loạn phát triển thần kinh.

Các nhà nghiên cứu chỉ tìm kiếm mối liên hệ giữa dị ứngrối loạn phổ tự kỷ (ASD), trong tổng số 199.520 trẻ em trong độ tuổi 3-17 được khảo sát từ năm 1997-2016 như một phần của Khảo Sát Phỏng Vấn Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ. Nghiên cứu này không được tạo ra nhằm mục đích phát hiện đằng sau mối liên hệ này có thể là điều gì.


Trẻ em bị dị ứng thức ăn có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỉ cao gấp hai lần những đứa trẻ không bị dị ứng thức ăn.

Đội nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số 1.868 trẻ mắc tự kỉ, có 216 trẻ bị dị ứng thức ăn – khoảng 11%. Theo báo cáo trực tuyến của các nhà nghiên cứu trên JAMA Network Open ngày 8/6, theo so sánh, chỉ khoảng 4% trẻ em không mắc tự kỷ bị dị ứng thức ăn. Trẻ em mắc tự kỷ cũng có khả năng bị dị ứng hô hấp hoặc dị ứng da như eczama cao hơn trẻ không mắc tự kỷ.

Số trẻ mắc tự kỷ đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, tương đương cứ 1.000 trẻ thì có 16,8 trẻ mắc tự kỷ. Trong khi đó, số trẻ bị dị ứng thức ăn tăng từ 3,4% năm 1997-1999 lên 5,1% năm 2009-2011.

Theo đồng tác giả nghiên cứu và nhà dịch tễ học Wei Bao đến từ Trường Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Iowa ở Thành phố Iowa, vẫn chưa rõ liệu việc dị ứng thức ăn có góp phần làm mắc bệnh tự kỷ không, hay ngược lại, hoặc liệu có thứ gì khác gây ra cả hai việc này. “Nguyên nhân của ASD vẫn chưa rõ ràng”.

Các nghiên cứu trước đây trên chuột và người đã chỉ ra một mối liên hệ khả dĩ giữa các rối loạn hệ miễn dịch khác nhau với tự kỷ. Trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 1, hoặc họ hàng bên mẹ mắc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) sẽ có khả năng bị tự kỷ cao hơn. Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên Behavioral Brain Research, những con chuột bị dị ứng thức ăn có những hành vi đặc trưng của bệnh tự kỷ, ví như các hành vi lặp lại hoặc ít giao tiếp xã hội hơn thông thường.

Giám đốc Trung tâm Tự kỷ Lurie thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusettes ở Boston, người đã viết một lời bình luận đi kèm nghiên cứu cho hay, phát hiện mới ủng hộ cho ý kiến “những biểu hiện khác nhau của sự bất thường về miễn dịch xảy ra ở những người mắc ASD”. Dị ứng thức ăn, hô hấp và da phổ biến ở phần lớn dân số, nhưng mắc các loại dị ứng này “không có nghĩa là con bạn sẽ bị ASD”.

Cập nhật: 12/06/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video