Cai nghiện bằng methadone: 700 người được thí điểm điều trị

700 người tiêm chích ma tuý ở Hải Phòng và TP.HCM sẽ là những người đầu tiên tham gia chương trình thí điểm điều trị bằng thuốc uống methadone, theo quyết định mới đây của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Liệu pháp này có thể đạt được mục tiêu giảm người nghiện, giảm lây nhiễm HIV và tội phạm?

Ai được tham gia?

Tiêu chuẩn lựa chọn tham gia chương trình là: Từ 18 tuổi trở lên; hộ khẩu thường trú tại địa phương trong vòng 2 năm trở lại; đã sử dụng chất ma tuý trên 2 năm và còn đang nghiện; khả năng nhận thức suy kém trầm trọng hoặc chậm phát triển tâm thần; Có những rối loạn hành vi nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần nặng. Hiện đang mắc bệnh cơ thể nặng cần phải nhập viện. Ưu tiên phụ nữ có thai có nghiện ma tuý (không chỉ định methadone trong 3 tháng đầu của kỳ thai), người tiêm chích đã nhiễm HIV.

Dự án cũng sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS lồng ghép cho những người nghiện nhiễm HIV/AIDS tham gia.

Người tiêm chích ma tuý vẫn là nhóm có tỉ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất, khoảng 34-36% và cao hơn nhiều ở một số tỉnh và TP như TP.HCM, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hải Phòng sẽ là địa phương đầu tiên thí điểm.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vy - GĐ Sở Y tế Hải Phòng: "700 trong số khoảng 5.000 đối tượng nghiện ma tuý sẽ được tham gia thí điểm liệu pháp methadone. Chương trình bắt đầu từ tháng 8-2007 đến hết năm 2011, được chia thành 3 đợt: 300/200/200 người, dự kiến tổ chức ở 3 điểm: 186 Nguyễn Đức Cảnh - Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng, Trung tâm Y tế quận Hải An, địa điểm thứ ba sẽ được tính đến sau khi xem xét hiệu quả của 2 điểm ban đầu. TP.Hải Phòng đang lên kế hoạch cho việc tập huấn cán bộ y tế".

Giảm lây HIV/AIDS và tội phạm ra sao?

Từ năm 2005, Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia thí điểm dự án, nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị thay thế bằng methadone cho 68 người  sử dụng ma tuý. Methadone đã có tác động đến việc giảm sử dụng ma tuý, các hoạt động phạm pháp và giảm chi phí cho việc sử dụng ma tuý, góp phần phục hồi tâm lý khả năng lao động xã hội. Viện đã khuyến nghị việc triển khai các trung tâm điều trị bằng methadone cho người nghiện các chất ma tuý dạng thuốc phiện dựa vào kết quả của nghiên cứu này.

Được lựa chọn, hàng ngày họ được uống 1 liều methadone dạng nước, không phải tiêm chích ma tuý, do đó sẽ tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Sau đó, có thể sinh hoạt, lao động như những người bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát hoặc mua bán bất hợp pháp chất gây nghiện này, methadone phải được uống ngay trước mặt cán bộ y tế.

Theo Tổ chức Y tế thế giới tại VN: Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, nhóm không tham gia chương trình điều trị có tỉ lệ nhiễm HIV tăng từ 21% lên hơn 51% sau thời gian 5 năm. Trong khi đó, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm điều trị methadone rất thấp, chỉ tăng từ 13% lên đến 21%.

Hong Kong có chương trình methadone lâu dài nhất và quy mô lớn nhất châu Á. Bắt đầu từ những năm 1970, chương trình đang cung cấp methadone hàng ngày cho khoảng 8.000 người sử dụng ma tuý. Trung Quốc triển khai chương trình methadone từ năm 2004 và có kế hoạch mở rộng lên 1.000 địa điểm cung cấp methadone phục vụ cho 200.000 người nghiện ma tuý dạng á phiện đến năm 2010.

Methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện thay thế. Trên thế giới, khoảng 1/2 triệu người đang sử dụng dịch vụ điều trị cai nghiện các chất ma tuý dạng thuốc phiện bằng methadone. Con số này tiếp tục gia tăng nhanh chóng tại các khu vực khác nhau trên thế giới.

Methadone đang được sử dụng để điều trị cai nghiện tại Argentina, Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ... 

QUANG DUY

Theo Lao động, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video