Cấm hút thuốc lá giúp giảm 41% số ca nhồi máu cơ tim

Sau 3 năm thực hiện lệnh cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, số ca nhập viện do nhồi máu cơ tim ở thành phố Pueblo (bang Colorado – Mỹ) giảm tới 41%.

Tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở Pueblo từ 257/100.000 người trước khi có lệnh cấm hút thuốc lá (vào ngày 1-7-2003) giảm còn 152/100.000 người vào 3 năm sau. Trong khi đó, số ca nhập viện do nhồi máu cơ tim ở hai địa phương khác thuộc Colorado không áp dụng lệnh cấm không có chiều hướng giảm.

Kết quả nghiên cứu, do Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) thực hiện và công bố hôm 1-1-2009, cho thấy hít khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) có thể là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do nhồi máu cơ tim. Trước đây có ít nhất 8 nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa lệnh cấm hút thuốc lá với số ca nhồi máu cơ tim giảm nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với thời gian lâu (trong 3 năm) như nghiên cứu của CDC. 

Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu có thể ngăn ngừa được trên thế giới. Cứ 10 ca tử vong ở người lớn thì có 1 là do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra. Hiện tại, mỗi năm thuốc lá làm chết 5,4 triệu người – bình quân mỗi 6 giây thì có 1 người chết do hút thuốc lá. Với tỷ lệ này, WHO ước tính đến năm 2030, số người chết do nghiện thuốc lá có thể lên đến 8 triệu người/năm và trong thế kỷ 21 sẽ có tổng cộng 1 tỉ người chết vì thuốc lá.

Qui định cấm hút thuốc lá nơi công cộng được đề ra không chỉ nhằm hạn chế số ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mà còn nhằm hạn chế ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động. Không chỉ là nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi, hít khói thuốc lá còn gây tổn hại cho hệ tim mạch. Khói thuốc lá không những làm tổn thương thành mạch máu mà còn tăng nguy cơ máu vón cục dẫn tới nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia tim mạch cho rằng hạn chế tiếp xúc với khói thuốc có thể giúp giảm nguy cơ tụ huyết khối trong mạch máu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 hóa chất độc hại cho sức khỏe. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ung thư, các bệnh về tim mạch, hô hấp và nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác có thể dẫn đến tử vong ở người trưởng thành. Hiện nay, ước tính một nửa trẻ em trên thế giới đang sống trong môi trường tràn ngập khói thuốc. Thống kê của Tổ chức Lao động thế giới cho biết hằng năm có ít nhất 200.000 lao động tử vong do tiếp xúc với khói thuốc lá ở nơi làm việc. Còn theo CDC, ở Mỹ mỗi năm khói thuốc lá gây ra 46.000 ca tử vong do bệnh tim và 3.000 ca tử vong do ung thư phổi.

Trước những tác hại chết người của việc hít khói thuốc, WHO cho rằng cách phòng ngừa duy nhất là tạo một môi trường sống và làm việc không có khói thuốc.

Theo Báo Cần Thơ (ABC, WHO)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video