Calories - từ 1.600 đến 2.800 đơn vị một ngày
Cơ thể của bạn sẽ đốt cháy tinh đường, chất đạm và chất béo thành năng lượng. Năng lượng này được tính cụ thể thành các calorie và là nguồn nhiên liệu để bạn thực hiện các hoạt động.
Lượng calorie bạn cần cho mỗi ngày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, trọng lượng và các hoạt động thường ngày. Ví dụ, một phụ nữ đã về hưu, không phải làm gì nhiều và thường xuyên ngồi một chỗ sẽ chỉ cần 1.600 calorie/ngày nhưng một cô gái 25 tuổi với công việc bận rộn phải vận động liên tục sẽ cần chừng 1.800 - 2.200 calorie mới đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường và không bị thiếu chất. Dưới đây là bảng calorie cần thiết cho từng độ tuổi.
- 1.600 calorie - trẻ em từ 2 đến 6 tuổi và người già đã về hưu
- 2.000 calorie - người trưởng thành có công việc không quá nặng nhọc
- 2.200 calorie - thanh thiếu niên đang phát triển cơ thể và những người phải hoạt động chân tay nhiều
- 2.800 calorie - các vận động viên và người có yêu cầu đặc biệt về bổ sung dinh dưỡng.
Chất đạm chiếm 10-35% tổng lượng calorie
Không quá lời chút nào nếu khẳng định chất đạm (protein) là thành phần cơ bản tạo nên sự sống vì mọi tế bào trong cơ thể bạn đều chứa nó. Da, xương, cơ thịt và các cơ quan nội tạng đều có thành phần cấu tạo chính là chất đạm. Nó cũng có thể tìm thấy trong máu, hoocmon và các enzym.
Chất đạm có thể được tìm thấy dễ dàng trong nhiều loại thức ăn khác nhau. Cây thuộc họ đậu, gia cầm, hải sản, thịt lợn, thịt bò, các sản phẩm chế biến từ sữa, tinh bột... đều rất giàu chất đạm. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận với những thức ăn giàu chất đạm, đừng ăn chúng quá nhiều vì một món ăn giàu chất đạm bao nhiêu thì cũng nhiều chất béo và cholesterol bấy nhiêu.
Lượng đạm phù hợp với cơ thể bạn phụ thuộc vào chính trọng lượng của bạn. Ví dụ: Một phụ nữ nặng chừng 50-55kg sẽ cần 51 g chất đạm mỗi ngày, một phụ nữ nặng khoảng 55 tới 60kg lại cần tới 64gr. Hoặc nói cách khác, bạn có thể tính theo một tỷ lệ trung bình: Với mỗi kg trọng lượng bạn sẽ cần 0,8kg chất đạm để cơ thể không bị đói.
Tinh đường (carbohydrate) - chiếm 45 đến 65% tổng lượng calorie
Tinh đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bạn, là nhiên liệu để các cơ quan hoạt động trơn tru không gặp trục trặc gì. Tinh đường chính là tinh bột và chất đường. Tinh bột có nhiều trong bột mì, gạo, mì sợi, ngũ cốc và một số loại củ quả như khoai tây, khoai lang... Chất đường thì lại xuất hiện trong hoa quả, các thực phẩm chế biến có vị ngọt như bơ sữa, kem, bánh ngọt...
Chiếm tới 45-65% tổng lượng calorie hàng ngày của bạn có nghĩa là bạn phải hấp thụ chừng 130g trong 3 bữa ăn. Lý do vì thời gian cơ thể bạn hấp thu tinh đường tổng hợp lâu hơn đường tinh chế, cho nên bạn sẽ mất nhiều năng lượng hơn cho việc này và kh ả năng bị lên cân cũng ít hơn. Ngoài ra hoa quả và sữa tươi đương nhiên cũng bổ dưỡng hơn các loại bánh kẹo. Những thức ăn đã qua chế biến thường chứa khá nhiều calorie mà lại có ít vitamin và khoáng chất.
Chất béo - chiếm 20-35% tổng lượng calorie
Không giống như đạm và tinh đường, chất béo cũng là một dạng năng lượng như có thêm nước. Chất béo có chứa một số vitamin quan trọng, giúp cho các cơ quan nội tạng vững chắc hơn và còn làm hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng quá nhiều chất béo lại không tốt chút nào, chúng sẽ làm bạn tăng cân, béo phí và kèm theo đó là các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, mỡ trong máu...
Cholesterol - không được phép hơn 300 miligrams mỗi ngày
Ai cũng biết tỷ lệ cholesterol cao rất nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng cơ thể cũng có thể thiếu chúng. Đơn giản vì những thức ăn hàng ngày như tất cả các loại thịt, sản phẩm chế biến từ bơ sữa, nước có ga... luôn chứa một lượng cholesterol khá cao. Việc cần làm hiện nay là bạn phải hạn chế những món ăn này, thay vào đó bằng các loại chứa rất ít hoặc không có cholesterol như dầu thực vật, rau xanh, trái cây...
Ngoài ra, các mô hòa tan có thể giúp bạn giảm bớt cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể tìm thấy chất này trong yến mạch, đậu khô và một số loại trái cây như táo, cam, dâu tây và nho.