Căn phòng bí mật tiết lộ góc khuất về thời kỳ đồ sắt

Một khám phá bất ngờ tiết lộ tác phẩm nghệ thuật cổ đại từng là một phần của khu phức hợp thời kỳ đồ sắt bên dưới một ngôi nhà ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình chưa hoàn thiện này đang mô tả một lễ rước thần linh, cùng với đó mô tả cuộc gặp gỡ của các nền văn hóa khác nhau.

Ban đầu vào năm 2017, những tên trộm đã đột nhập vào khu phức hợp dưới lòng đất bằng cách đục một lỗ hổng ở tầng trệt của một ngôi nhà hai tầng ở làng Başbük. Lỗ hổng bị đục đã chạm vào nền đá vôi, độ sâu khoảng 30 mét bên dưới ngôi nhà.

Khi những tên trộm bị chính quyền bắt giữ, vào năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học đã thực hiện một cuộc khai quật cứu hộ khu phức hợp dưới lòng đất trước khi nó bị xói mòn hơn vào mùa thu để nghiên cứu tầm quan trọng của khu vực này và nghệ thuật trên tấm đá. Những gì mà các nhà nghiên cứu tìm thấy đều đã được chia sẻ trong một nghiên cứu được công bố hôm thứ Ba bởi tạp chí Antiquity.

Tác phẩm nghệ thuật ra đời vào thế kỷ IX trước Công nguyên trong suốt Đế chế Neo-Assyrian, nơi bắt đầu ở Mesopotamia và mở rộng dần để trở thành siêu cường lớn nhất vào thời điểm đó. Vào giữa năm 600 và 900 trước Công nguyên, mở rộng tới Anatolia - một bán đảo lớn ở Tây Á bao gồm phần lớn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.


Các nhà khảo cổ đi theo một cầu thang dài bằng đá đến một căn phòng dưới lòng đất, nơi họ tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm trên các bức tường. (Nguồn: C. Uludağ)

Tác giả nghiên cứu Selim Ferruh Adali, phó giáo sư lịch sử tại Đại học Khoa học Xã hội Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Khi Đế chế Assyria thực hiện quyền lực chính trị ở Đông Nam Anatolia, các thống đốc Assyria thể hiện quyền lực của họ thông qua nghệ thuật theo phong cách cung đình Assyria". Các tác giả nghiên cứu viết rằng một ví dụ điển hình của phong cách này là chạm khắc các phù điêu đá hoành tráng, nhưng các mẫu ví dụ về Đế chế Neo-Assyrian thì rất hiếm.

Kết hợp các nền văn hóa

Tác phẩm cho thấy sự hòa nhập văn hóa thay vì xâm lược hoàn toàn. Tên của các vị thần được viết bằng ngôn ngữ Aramaic địa phương. Biểu tượng tượng trưng cho chủ đề tôn giáo từ Syria và Anatolia được tạo ra theo phong cách Assyria.

Adali cho biết: “Nó cho thấy trong giai đoạn đầu của thời kỳ Neo-Assyrian trị vì, đã có sự chung sống của người Assyria và người Arame trong cùng một khu vực”. Adali nói: "Làng Başbük cung cấp cho các học giả nghiên cứu bản chất của các đế chế một ví dụ nổi bật về truyền thống khu vực, cách để duy trì tiếng nói và quan trọng là việc thực thi quyền lực đế quốc được thể hiện thông qua nghệ thuật chạm khắc hình tượng".

Adali chia sẻ: "Các tác phẩm nghệ thuật cho thấy tám vị thần đều chưa được hoàn thiện xong. Hình lớn nhất có chiều cao là 1,1 mét. Các vị thần địa phương trong tác phẩm nghệ thuật bao gồm: Thần mặt trăng Sîn, Thần bão tố Hadad và Nữ thần Atargatis. Ở phía sau họ, các nhà nghiên cứu xác định được một vị thần Mặt trời và các vị thần khác. Các dòng mô tả kết hợp các biểu tượng của tôn giáo Syro-Anatolian với các yếu tố đại diện của Assyria".


Một phần của tác phẩm nghệ thuật có Thần bão tố Hadad và Atargatis - nữ thần của miền bắc Syria. (Nguồn: M. Önal)

Adali nói: “Đưa các chủ đề tôn giáo Syro-Anatolian để minh họa cho các đặc điểm Đế chế Neo-Assyrian theo cách mà người ta không ngờ tới từ những phát hiện trước đó. "Chúng phản ánh giai đoạn sớm hơn về sự xuất hiện của người Assyria trong khu vực khi môi trường địa phương được làm nổi bật hơn".

Khi phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật này, tác giả nghiên cứu Mehmet Önal - giáo sư khảo cổ học tại Đại học Harran, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Khi ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn soi đến hình tượng các vị thần, tôi run lên vì sợ hãi khi nhận ra mình đang đối diện với đôi mắt đầy biểu cảm và gương mặt uy nghiêm của Thần bão tố Hadad".

Bí ẩn để ngỏ

Nhóm nghiên cứu cũng xác định một dòng chữ có thể cho thấy tên của Mukīn-abūa - một quan chức Neo-Assyrian, người đã phục vụ dưới thời trị vì của Adad-nirari III từ năm 783 đến năm 811 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng ông đã được điều đi đến khu vực này vào thời điểm đó và đang sử dụng khu phức hợp như một cách để kêu gọi người dân địa phương.

Nhưng cấu trúc chưa hoàn thiện và họ vẫn chưa hoàn thành trong suốt thời gian này cho thấy có chuyện gì đó đã khiến những người xây dựng và nghệ sĩ từ bỏ nó, thậm chí nó có thể là một cuộc nổi dậy.

Adali cho biết: “Công trình được thực hiện bởi các nghệ sĩ địa phương phục vụ chính quyền Assyria, những người đã cải biên nghệ thuật Neo-Assyrian sang bối cảnh cấp quản lý tỉnh. Nó được sử dụng để thực hiện các nghi lễ do chính quyền cấp tỉnh giám sát. Nó có thể đã bị bỏ dở do thay đổi chính quyền cấp tỉnh và thực tiễn hoặc do xung đột chính trị - quân sự phát sinh".

Adali là nhà nghiên cứu văn khắc của một nhóm người đã đọc và dịch các bản khắc chữ Aramaic vào năm 2019 bằng cách sử dụng các bức ảnh do nhóm nghiên cứu chụp lại, những người này phải làm việc nhanh chóng để nghiên cứu địa điểm.

Adali nói: “Tôi bị sốc khi nhìn thấy những dòng chữ Aramaic trên những tác phẩm nghệ thuật như vậy, có một cảm giác vô cùng phấn khích tràn ngập trong tôi khi tôi đọc tên của các vị thần".

Khu phức hợp đã bị đóng cửa sau cuộc khai quật năm 2018 vì nó không còn vững chãi và có nguy cơ bị sập. Hiện nó nằm dưới sự bảo vệ hợp pháp của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà khảo cổ học rất háo hức muốn tiếp tục công việc của họ nếu cuộc khai quật có thể tiến hành lần nữa một cách an toàn. Họ có thể chụp được những hình ảnh mới về tác phẩm nghệ thuật và chữ khắc, đồng thời có thể khám phá thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác khác.

Cập nhật: 20/05/2022 Ngaynay
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video