Cận thị: Thủ phạm do ô nhiễm ánh sáng

Chiếu sáng không đúng cách là nguyên nhân các bệnh như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, đau đầu, làm tăng mệt mỏi toàn thân, giảm độ tinh của mắt, lâu dài dẫn đến giảm thị lực và cận thị....

TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa & Đèn tiết kiệm Điện, cho biết, học sinh bị bệnh về mắt là do ô nhiễm ánh sáng (nơi ánh sáng quá yếu nơi lại quá mạnh). Yêu cầu chung là độ rọi phải đảm bảo 300 - 500lux. Tuy nhiên, nhiều phòng học khi đo lại dưới 100 lux. Đã thế, thông thường, người ta lấy ánh sáng nhân tạo bổ sung cho ánh sáng tự nhiên. Trong khi đó về nguyên tắc, phòng học chỉ nên sử dụng ánh sáng phản xạ của ánh sáng tự nhiên.

Theo TS Trần Đình Bắc, tư vấn trưởng Dự án Chiếu sáng học đường, Viện Khoa học Bảo hộ Lao động, đa phần đèn chiếu sáng trong các lớp học không đúng quy cách. Thiết bị quan trọng giúp khuếch tán đều ánh sáng, tăng hiệu suất chiếu sáng, hạn chế lóa mắt là chao chụp nhưng có tới 87% đèn tại các lớp học không được lắp đặt thiết bị này.

75% phòng học không sử dụng đèn chiếu sáng bảng và chỉ có 7% lớp học dùng đèn compact. Các chỉ tiêu về định lượng và chất lượng ánh sáng tại phòng học đều không đạt yêu cầu, kể cả các trường có điều kiện kinh phí. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tật khúc xạ ở mắt ngày càng tăng cao.


Ngồi không thẳng và mắt cách vở quá xa, hoặc quá cúi sát cũng làm cận thị.

TS Nguyễn Văn Khải cho biết: "Ánh sáng thiếu không tốt, nhưng vượt quá mức cũng không tốt. Theo tiêu chuẩn là nên dùng 9W/m2 tuy nhiên, nhiều phòng lên tới 15W/m2. Thừa nhưng mà vẫn làm trẻ bị cận bởi độ rọi quá lớn cũng làm hỏng mắt. Hơn thế, nhiều nơi mắc bóng đèn song song khiến cho ánh sáng không đều, bóng người đè lên vở, tạo ra chỗ tối chỗ sáng".

Ở lớp, các thầy cô cũng chưa thật chú ý đến tư thế ngồi của trẻ. Ngồi không thẳng, và mắt cách vở quá xa, hoặc quá cúi sát cũng làm cận thị. Tường sơn bóng, bàn bóng, giấy viết quá trắng làm tăng hệ số phản xạ, treo nhiều tranh ảnh trên tường... cũng gây lóa mắt.

Đối với trường học, phòng học bố trí 9W/1m2, phòng học phải luôn đủ ánh sáng là từ 300 - 500 lux. Ngoài ra, nên lùi khẩu hiệu hoặc tranh ảnh xuống phía cuối lớp hoặc phía 2 bên. Phía trên bục giảng chỉ nên để duy nhất bảng. Các thầy cô giáo phải chú ý cho học sinh ngồi thẳng, mắt phải cách bàn khoảng 25 - 30cm.

TS Trần Đình Bắc cho biết, chiếu sáng không đúng cách là nguyên nhân các bệnh như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, đau đầu, làm tăng mệt mỏi toàn thân, giảm độ tinh của mắt, lâu dài dẫn đến giảm thị lực và cận thị.

Một nửa dân số thế giới nguy cơ cận thị

Năm 2050, dự báo một nửa dân số thế giới tương đương 5 tỷ người sẽ bị cận thị. Tật khúc xạ này cũng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

Dự báo của các nhà khoa học Viện Mắt thuộc Đại học New South Wales (Astralia) được đăng tải trên tờ Ophtalmology, 20 Minutes. Đội ngũ nghiên cứu giải thích sự gia tăng nhanh chóng của bệnh cận thị liên quan mật thiết đến các yếu tố môi trường, chủ yếu là do chúng ta ra ngoài quá ít. Đặc biệt, tỷ lệ cận thị ở dân châu Á cao gấp 2 lần so với các nước châu Âu.

Tình trạng này đặt ra vấn đề sức khỏe cộng đồng bởi cận thị có thể trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. "Cận thị nặng khiến bạn dễ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bong võng mạc hoặc thoái hóa điểm vàng, từ đó dẫn đến mất thị lực", các tác giả cảnh báo.

Các nhà khoa học khuyến nghị trẻ em cần được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe mắt.

Cập nhật: 09/11/2018 Theo moitruong/vne
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video