Chúng ta đã tiến gần hơn trong việc cứu người bằng gan từ phòng thí nghiệm

Những lá gan được nuôi từ phòng thí nghiệm có thể cứu sống được nhiều người. Trong nghiên cứu mới đây, mặc dù không thể thay thế hoàn toàn lá gan tự nhiên, lá gan nuôi cấy đã thực hiện được một số chức năng chủ chốt của gan. Điều đó có nghĩa là lá gan nuôi cấy này có thể kéo dài thời gian sống của người chờ ghép tạng cho đến khi tìm được gan từ người hiến.

Nhóm thực hiện nghiên cứu trên gồm một số viện nghiên cứu của Mỹ. Họ đã tạo ra các tiểu phần của mô gan, sau đó cấy vào chuột có gan bị hư hỏng. Quan sát cho thấy phần gan cấy có thể lớn lên tới 50 lần và thực hiện một số chức năng chính của gan bình thường.

Nhà nghiên cứu cao cấp Sangeeta Bhatia của MIT cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là một ngày nào đó có thể sử dụng công nghệ này để tăng số cơ quan cấy ghép cho bệnh nhân, điều mà hiện giờ rất hạn chế”.


Mô gan người được nuôi cấy. (Nguồn: Bhatia Lab).

Bhatia và các đồng nghiệp đã thiết kế một cấu trúc giúp kích thích sự phát triển của tế bào, gắn vào đó ba loại tế bào trước khi cấy sang chuột. Nói theo cách khác, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô gan nhỏ để lấp vào khoảng trống (về chức năng) do gan (dù nguyên vẹn kích thước) bị tổn thương.

Ba loại tế bào được sử dụng bao gồm: tế bào gan (hepatocytes) thực hiện các chức năng chính của gan, nguyên bào sợi (fibroblasts) giúp tạo nên cấu trúc mô, và các tế bào nội mô (endothelial cells) hình thành mạch máu. Sau khi được cấy ghép, nhóm các tế bào này nhận được tín hiệu môi trường xung quanh, tạo ra các mạch máu và nhiều tế bào gan hơn.

Một gan người khỏe mạnh có khoảng 100 tỷ tế bào gan. Các nhà nghiên cứu cho rằng một cơ quan nuôi cấy sẽ cần khoảng 10-30% số đó mới có tác dụng đối với cơ thể.

Vào thời điểm cấy ghép, các nhà khoa học đã tìm ra dấu hiệu cho thấy tất cả các chức năng chính của gan như điều hòa sự trao đổi chất, giải độc cơ thể, sản xuất mật, đều đang làm việc ở một mức độ nào đó. Kết quả này mở ra hy vọng cho những người mắc bệnh gan mãn tính hoặc những người đang chờ ghép tạng.


Cấu trúc của gan có độ phức tạp cao.

Nhà nghiên cứu Kelly Stevens cho biết: “Gan chỉ đứng thứ hai sau não về mức độ phức tạp". Tuy nhiên, gan là một trong rất ít cơ quan có thể tự tái sinh, đó là cơ sở cho sự thúc đẩy tăng trưởng như được trình bày ở trên.

Tại Mỹ, có khoảng 17.000 người đang chờ ghép gan. Dave Gobel, CEO của Quỹ Methuselah về mô cấy ghép, cho rằng nghiên cứu tỏ ra khá hứa hẹn mặc dù nó vẫn đang trong giai đoạn "rất sớm”.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Cập nhật: 25/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video