Cảnh báo hiểm họa từ bóng đèn compact

Thân thiện với môi trường khi sử dụng nhưng làm phát sinh nhiều chất thải độc hại trong quá trình sản xuất, bóng đèn compact không xứng là "bạn" của con người.

Khi người Anh bắt buộc sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng từ năm 2012, họ sẽ giảm thiểu được 5 triệu tấn CO2 mỗi năm. Tuy nhiên, Trung Quốc, xưởng sản xuất bóng đèn lớn nhất thế giới lại không được hưởng lợi từ thành quả của họ. Một lượng lớn công nhân Trung Quốc bị nhiễm độc thủy ngân, một thành phần của bóng đèn compact. Sự gia tăng đột biến về nhu cầu từ các quốc gia phương Tây dẫn tới việc các mỏ khai thác thủy ngân tái hoạt động, khiến cho môi trường và con người bị tổn hại.

Các bác sỹ, luật sư, thẩm phán, các nhà sản xuất ở Trung Quốc, nước cung cấp 2/3 bóng đèn compact tới Anh, đang cảnh báo ngành công nghiệp này có thể là một mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe cộng đồng.

Sản xuất bóng đèn cần công nhân tiếp xúc với thủy ngân ở dạng rắn hoặc lỏng do bóng đèn cần lượng nhỏ kim loại này “khởi động” phản ứng hóa học tạo ra ánh sáng. Thủy ngân là một chất độc có hại cho sức khỏe, khi đi vào cơ thể nó có thể phá hủy các hệ thống thần kinh, phổi và thận, gây tổn thương cho thai nhi và trẻ nhỏ. Trong hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất có nêu rõ, nếu bóng đèn compact bị vỡ tại nhà thì cần phải được làm sạch ngay trong vòng 15 phút để tránh hít phải khí thủy ngân. 

Chất thủy ngân trong bóng đèn compact có thể gây tổn thương cho người sản xuất. Ảnh: carolstream.org.


Các văn bản của Bộ Y tế Trung Quốc, hướng dẫn gửi tới các bác sỹ và các chiến dịch sức khỏe đều đề cập đến sự nhiễm độc thủy ngân trong các nhà máy như một mối lo ngại hàng đầu về sức khỏe cộng đồng. “Những phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên làm việc trong môi trường tiếp xúc với thủy ngân”, hướng dẫn viết.

Ở phía Nam Trung Quốc, các bóng đèn compact xuất khẩu sang châu Âu được sản xuất từ các nhà máy công nghệ cao cho tới các xí nghiệp tồi tàn. Thông tin từ các công nhân và các quan chức y tế địa phương ở hai thành phố Foshan và Guangzhou cho thấy, kiểm tra sức khỏe của hàng trăm công nhân đã tìm thấy hàm lượng thủy ngân cao trong cơ thể họ và rất nhiều người trong số đó đã được yêu cầu đi điều trị.

“Khi kiểm tra, hàm lượng thủy ngân và urine trong máu cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng người quản lý nói rằng tôi vẫn khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của tôi có thể tự làm sạch”, một người phụ nữ trẻ cho biết. Các bác sỹ thuộc hai trung tâm y tế khu vực cho biết họ đã tiếp nhận các bệnh nhân từ nhà máy Foshan của Osram, nhà sản xuất lớn nhất của thị trường Anh. Tuy nhiên, lãnh đạo của Osram đã phủ nhận thông tin này và cho biết họ sử dụng công nghệ mới nhất để duy trì các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn cho công nhân.

Trong trường hợp khác, các quan chức thành phố Foshan đã yêu cầu kiểm tra sức khỏe cho các công nhân tại nhà máy điện quang Nanhai Feiyang sau khi nhận được đơn tố cáo về các điều kiện làm việc độc hại ở đây. Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy 68/72 công nhân bị tổn thương nghiêm trọng và được yêu cầu tới bệnh viện điều trị.

Một tạp chí y tế của Bộ Y tế Trung Quốc cũng đề cập đến trường hợp nhà máy bóng điện compact ở Jinzhou, nơi có 121/123 người có mức độ thủy ngân vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có người vượt quá tiêu chuẩn tới 150 lần.

Ở Trung Quốc, người dân đã sớm có nhận thức về tính độc hại của thủy ngân vì theo truyền thuyết, hơn 2.000 năm trước vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng, đã qua đời sau khi nuốt phải một viên thủy ngân (năm 210 trước Công Nguyên). Tuy nhiên, thời gian gần đây những vấn đề về sức khỏe do nhiễm độc trong quá trình khai mỏ và sản xuất trở nên nổi cộm do nhu cầu mưu sinh và các vụ kiện tụng xung quanh.

Theo Báo Đất Việt (TimesOnline)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video