Cánh cụt sống sót qua thời điểm khủng long tuyệt chủng

Chim cánh cụt 60 triệu năm trước có họ hàng gần gũi với chim cánh cụt mắt vàng ngày nay, một phân tích ADN mới phỏng đoán như vậy. (Ảnh: ABConline)
Phân tích mới về những hoá thạch chim cánh cụt cổ nhất thế giới đã xác nhận rằng, một vài con đã sống sót qua thời kỳ tuyệt chủng lớn - thời kỳ làm biến mất toàn bộ khủng long 65 triệu năm trước đây.

Chim cánh cụt một thời đã sống trong vùng biển nông ngoài khơi bờ biển phía đông New Zealand 60 triệu năm trước. Giờ đây một nghiên cứu phân tử đã kéo chúng lại gần hơn với chim cánh cụt hiện đại.

Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Ewan Fordyce từ Đại học Otago cho biết chim cánh cụt là một loài chim đặc biệt, tiến hoá muộn hơn nhiều so với các loài khác.

"Việc tìm thấy chúng trong vòng vài triệu năm quanh thời điểm khủng long tuyệt chủng là một bằng chứng thuyết phục rằng chim hiện đại ắt phải tiến hoá sớm hơn và phân hoá mạnh trong kỷ nguyên khủng long", ông nói

"Nó cũng cho thấy nhiều loài chim đã sống sót qua thảm hoạ diệt chủng khủng long".

Nghiên cứu đã kết hợp bằng chứng gene về mối quan hệ tiến hoá giữa những họ hàng xa của chim cánh cụt như hải âu, hải âu lớn, vịt và chim moa. Các nhà khoa học sử dụng ADN của những con chim này để tạo ra một khung quan hệ gia đình rộng, rồi kết hợp nó với bằng chứng hoá thạch, để dự báo về thời điểm những loài chim này xuất hiện trong quá khứ.

T. An

Theo ABConline, VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video